5 Nhà máy sản xuất rượu hiện đại nhất Thế giới

Lịch sử Rượu đã trải qua hàng nghìn năm, với các cải tiến trong công nghệ, kỹ thuật, nguyên liệu, … Đối với đa số công ty sản xuất khác, phương pháp truyền thống vẫn là tốt nhất, thì một số ít đã cải tiến nhà máy chưng cất quy mô lớn và hàng loạt với thiết bị công nghệ cao để cải thiện hiệu quả, hương vị và mẫu mã sản phẩm.

1. Wild Turkey Distillery

Khai trương vào tháng 6 năm 2010,nhà máy rượu Bourbon – Wild Turkey Distillery mới trị giá 50 triệu đô la ở Lawrenceburg là nhà máy chưng cất rượu lớn đầu tiên của tiểu bang trong nhiều thập kỷ.

Một phòng điều khiển được trang bị máy tính điều khiển toàn bộ không gian rộng 134.000 feet vuông, sử dụng Hệ thống tự động hóa quy trình PlantPAx của Rockwell Automatic để đồng bộ hóa các hoạt động của nhà máy. Các nhà điều hành nhà máy có thể giám sát toàn bộ quá trình từ bốc dỡ ngũ cốc đến đóng thùng mà không cần rời khỏi chỗ ngồi của họ.

Nhà máy được nâng cấp bổ sung bao gồm chương trình tái chế nước và hệ thống nhiên liệu tái tạo. Và phần hay nhất: Nhà máy chưng cất mới cũng có thể sản xuất gấp đôi bourbon so với trước đây (lên tới 11 triệu gallon bourbon mỗi năm).

2. Roseisle Distillery

Roseeway là nhà máy chưng cất mạch nha quy mô lớn đầu tiên mở tại Scotland trong hơn ba thập kỷ. Đó là tài sản của Diageo – công ty nước giải khát toàn cầu – sở hữu những thương hiệu lớn như Johnnie Walker, J & B và Baileys. Với mức đầu tư trị giá 65 triệu USD, nhà máy Roseisle vẫn giữ yếu tố truyền thống bao gồm 14 nồi chưng cất whisky bằng đồng và sử dụng năng lượng tái tạo là điểm nhấn.

Ngũ cốc còn sót lại từ quá trình chưng cất được tái chế tại chỗ tại thành năng lượng sinh học, nơi thu hoạch carbon từ chất hữu cơ và biến đổi nó thành nhiên liệu dùng để vận hành nhà máy chưng cất rượu. Nhiệt sinh ra trong quá trình chưng cất được thu giữ và tái sử dụng trong các nhà máy mạch nha của Roseeway và bất kỳ sản phẩm phụ lỏng nào cũng được đưa vào quy trình xử lý nước nghiêm ngặt để sử dụng thay thế sau này.

Tháng 9 vừa qua, Diageo cũng đã công bố kế hoạch đầu tư hơn 9 triệu đô la vào một nhà máy năng lượng sinh học mới tại tổ hợp nhà máy chưng cất Glenlossie ở Speyside, Scotland và cũng có một nhà máy năng lượng sinh học mới trị giá 102 triệu đô la tại Fife.

3. Pemberton Distillery

Mặc dù phương pháp chưng cất thủ công truyền thống có nhiều ưu điểm nhưng nhà máy Pemberton quyết định thay đổi phương thức sản xuất theo hướng Chưng cất Công nghệ cao. Khi xây dựng nhà máy chưng cất rượu vodka hữu cơ vào năm 2008, anh em Tyler, Jonathan và Jake Schramm đã kết hợp một vòng lặp địa nhiệt cung cấp cả sưởi ấm và làm mát bằng cách sử dụng trái đất làm nguồn nhiệt và tản nhiệt. Nhiệt đó cũng cung cấp nước nóng cho nồi hơi của nhà máy chưng cất và bể chứa nhiệt.

“Máy bơm nhiệt vòng đất hoạt động giống như một chiếc tủ lạnh,” Tyler Schramm nói. “Có một vòng ống trong lòng đất mà hệ thống sử dụng để thải nhiệt dư thừa từ tòa nhà hoặc nó rút năng lượng nhiệt ra khỏi vòng lặp trên mặt đất. Khi ở chế độ sưởi ấm, hệ thống này tiết kiệm năng lượng hơn tới 40% so với hệ thống sưởi thông thường tương đương. Khi hệ thống ở chế độ làm mát  làm nóng nước nóng, nó sẽ lấy nhiệt dư thừa bên trong tòa nhà, sử dụng năng lượng đó cùng với năng lượng nhiệt từ vòng lặp trên mặt đất và sử dụng cả hai để làm nóng nước nóng Trong chế độ này, nó hiệu quả hơn tới 70% so với một hệ thống thông thường thực hiện cùng một nhiệm vụ.”

4. Vermont Spirits Distilling Co.

Thay vì sử dụng Nồi nấu bằng đồng truyền thống cho quá trình chưng cất rượu, Công ty Rượu Vermont sử dụng nguyên liệu kính làm thiết bị chưng cất thay cho thép không gỉ và đồng, và khá là thú vị bởi sự táo bạo này cho nộng rượu có độ chính xác cao và tinh khiết. “Chúng tôi sử dụng kính để mọi người có thể nhìn thấy rõ quá trình sản xuất rượu”, nhà sản xuất rượu Harry Gorman nói, “và cũng với lý do tương tự các phòng thí nghiệm khoa học sử dụng thiết bị kính: bởi vì nó làm giảm khả năng Lẫn tạp chất và khả năng Biến đổi”.

Thí nghiệm đầu tiên của Công ty New England là rượu nấu thủ công Ultra-premium Vodka. Theo Gorman, những Thiết bị nấu rượu bằng kính giống như phần lớn các thiết bị phòng thí nghiệm: Có hai cột kính cao, một cột cao khoảng 15 feet và cột thứ hai cao 22 feet, cả hai cột này là nơi rượu và hơi cô đặc để hình thành rượu thành phẩm. Khi quá trình chưng cất xong, vodka được ngay lập tức được lưu trữ trong hoặc thủy tinh hoặc bình bằng thép không gỉ. “Lý thuyết đằng sau kính là nó giữ cho thức uống tinh khiết nhất,” Gorman nói. “Có thể cho rằng, vodka của chúng tôi là tinh khiết nhất, nguyên chất nhất.”

5. Middle West Spirits

“Công nghệ chưng cất hàng loạt không thực sự phổ biến ở Mỹ”, Ryan Lang -người đừng đầu của Middle West Spirits cho biết, “Đây là một ngành công nghiệp đã chết trong nhiều thập kỷ do Thời kì Cấm rượu ở Hoa Kỳ. Nhưng chưng cất công nghệ châu Âu không bao giờ ngừng cải thiện, đặc biệt là ở Đức.”

Nhà máy sản xuất rượu thủ công Middle West Spirits là nhà máy đầu tiên của bang sử dụng tổ hợp nồi Kothe của Đức vẫn còn trong quá trình chưng cất. Các Nồi chưng cất sử dụng các cột chưng cất hồi lưu, cho phép Lang tinh chế rượu trong quá trình sản xuất, rượu qua xử lý sẽ tinh khiết hơn. Các cột tháp được xếp trên cùng với cái gọi là khay nắp bong bóng, có không gian đủ lớn để cho hơi bay qua nhưng đủ nhỏ để giữ lại các tạp chất. “Tất cả bắt nguồn từ điều này”, Lang nói. “Bất kỳ thay đổi trong chưng cất hàng loạt trong những năm qua chỉ đơn giản là để cải thiện chất lượng.”

Những nhà máy sản xuất rượu dù có lịch sử lâu đời và công nghệ tân tiến nhưng vẫn hướng tới phát triển bền vững, hướng tới giải pháp công nghệ cao hơn nữa, vì thế việc đầu tư phát triển công nghệ, mở rộng mô hình sản xuất là điều tất yếu để có thể tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng, và đừng ngần ngại đến với KAG Việt Nam để được tư vấn miễn phí về các thiết bị máy móc cũng như công nghệ sản xuất rượu mới nhất hiện nay.

—-

Liên hệ Công ty KAG Việt Nam

Hotline 0904685252

Địa chỉ số 115 ngõ 509 Vũ Tông Phan, Thanh Xuân, Hà Nội

Bình luận về bài viết này