Tìm về giá trị đích thực của Rượu Đế Gò Đen

Nguồn gốc Rượu Đế

Thời Pháp thuộc, thực dân độc quyền sản xuất rượu “phông ten” (fontaine) tức rượu ty và cấm dân không được nấu rượu để tiêu thụ rượu của chúng bán. Rượu ty uống dở, toàn cồn nên dân vẫn nấu rượu lậu ngay trong đám đế hoặc nấu xong rồi cho vào bong bóng heo, bong bóng trâu giấu trong đám đế, chờ mang đi bán lén. Tây đoan mà tóm được coi như tù rục xương. Từ đó tên rượu Đế ra đời với một quá trình lịch sử của ẩn lậu, dấu diếm, lủi trốn và lo sợ.
Cây đế tuyệt tích nhưng danh tiếng rượu đế Gò Đen vẫn còn tồn tại; “Ăn nem Thủ Đức, uống rượu Bến Lức, Gò Đen”. Đế Gò Đen nấu thuần bằng nếp. Nếp nấu rượu phải có hạt tròn, mẩy, trắng đục đều, có hương thơm nên thường chọn loại nếp hương, nếp ngỗng để nấu. Nếp nấu vừa nở, không nhão, khét lại càng cấm kỵ. Gò Đen không sản xuất men rượu mà dùng men Cần Giuộc, men Mỹ Tho… hoặc men Xiêm để ủ nếp. Men rượu đa số do người Hoa sản xuất, công thức bí truyền. Các vị thuốc được gia giảm tùy theo thời tiết “tứ thời bát tiết”. Nếp được trải ra cho nguội, men được giã nhỏ rắc đều lên nếp, cho vào khạp sành để ủ. Quá trình ủ kéo dài trong ba ngày. Ngày thứ tư dùng nước mưa hoặc nước ao (tùy theo mùa) lắng sạch cho vào khạp, nước đến đâu thì nếp đã lên men nổi hẳn lên đến đó. Đáy khạp không còn một hạt nếp. Nếu còn thì do nếp có lẫn gạo hoặc nếp không “chín”. Ủ thêm ba ngày. Đến ngày thứ bảy thì cất rượu. Dụng cụ cất rượu là hai cái thau nhôm úp lại tạo thành một cái “ơ” có đèo bằng ống tre. Cuối đèo đặt chai để hứng rượu. Chất đốt dùng để nấu rượu thường là trấu.

Do cất rượu lậu nên mỗi lần ủ cất chỉ là 1/4 giá nếp tức 10 lít nếp, gọi là một kháp hay một ơ. Trong tiết trời thuận lợi trước tết, một kháp thu được 4 chai và một xị (tương đương 250ml) tạo thành 5 lít rượu trong như nước mưa, nồng độ gần chính xác là 53 – 54 độ. Trong mùa nực giông (trước mùa) rượu bị “thất”, thu hồi được ít hơn. Từ chai thứ năm gọi là rượu bào hay rượu ngon, thường thì không lấy quá nửa chai thứ sáu vì đục và nhạt, có thể dùng để pha lẫn với rượu ngon để thành rượu ngang có nồng độ thấp khoảng 45 độ giá rẻ hơn dành cho người ít tiền. Rượu để trong chai trong vài ngày nồng độ rượu có thể giảm từ một tới hai độ nhưng sau đó không giảm thêm nữa. Dân Gò Đen pha và thử rượu như sau :

1 – Lấy ba chai đầu pha chung, nồng độ lên đến 57 độ. Lắc chai rượu nổi bọt bằng mút đũa, phân thành ba tầng, chậm tan.
2 – Lấy bốn chai đầu thêm một xị của chai năm pha chung, nồng độ lên đến 53 – 54 độ. Lắc chai, rượu nổi bọt nhỏ bằng đầu móc tai, cũng phân ba tầng và chậm tan.
3 – Lấy năm chai rưỡi pha chung, nồng độ tụt xuống còn khoảng 43 – 45 độ, rượu nổi bọt bằng mút tay, một tầng, mau tan, rượu đục như nấu bằng gạo.

Muốn trong và tăng nồng độ, người ta phơi nắng, có người nói là cho mủ đu đủ. Người ta cũng còn thử bằng cách nhúng chiếc đũa vào bọt, nếu bọt chạy tuột theo chiếc đũa mà không tan thì đúng là rượu “chiến”. Người sành rượu có cách pha chế độc đáo, lấy bốn chai đầu và một xị của chai năm cộng hai chai của mẻ rượu khác pha chung, nồng độ đến 55 độ, cho vào hũ sành gắn lại bằng mát-tít đem ngâm xuống ao nước 100 ngày. Rượu rót vào ly nghe tiếng “thánh thót” trong vắt như nước mưa, nhấp “nghe” hậu ngọt mà êm, ngon tuyệt !
Cũng có người cầu kỳ cứ một khạp nếp (10 lít) thêm 1 lít đậu xanh (nấu riêng, ủ riêng nhưng cất chung) rượu thơm lừng nhưng rất khó nấu vì dễ bị đục, tới nay dường như đã thất truyền.
Rượu đựng trong hũ sành là “đúng điệu” nhất, hoặc trong các hũ chai thủy tinh có màu sẫm. Ngày xưa thiếu hũ và chai ,người ta phải đựng rượu trong bong bóng heo nên rượu dễ bị giảm nồng độ và có mùi tanh.
Ngày nay rượu đều có pha cồn hoặc nhiều hoặc ít, hiếm tìm được rượu nguyên chất trừ khi quen nơi cất rượu và tin nhau, nhưng cũng phải đặt trước. Chính cái kiểu kinh doanh mê lợi nhuận vô lương tâm này đã và đang làm phương hại đến “thanh danh” của loại mỹ tửu mang tên Gò Đen. Trên thị trường vì thế đang có hai loại đế Gò Đen : Gò Đen thứ thiệt và Gò Đen rởm, chỉ có người sành điệu ẩm thực mới không tiếc công và tiền tìm đến và phân biệt rõ ràng đâu là Gò Đen chính gốc!

Làng nấu rượu Gò Đen

Làng rượu Gò Đen tại thị tứ Gò Đen, xã Phước Lợi, huyện Bến Lức nổi tiếng hàng trăm năm nay. Rượu Gò Đen có hương vị độc đáo nhờ có cách chọn nguyên liệu từ các loại gạo nếp như: nếp mỡ, nếp mù u, nếp hương, nếp thổ địa, nếp than đen tuyền cả hạt… Tất cả các loại gạo nếp này được trồng tại địa phương rất dẻo và thơm ngon. Gò Đen là vùng đất gò cao nên thích hợp với cây lúa nếp, loại nguyên liệu chính làm nên danh rượu Gò Đen. Gò Đen là một địa danh nổi tiếng ở huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Rượu đế Gò Đen có từ thời Pháp thuộc. Ngày ấy, thực dân không cho dân ta nấu rượu hòng độc quyền sản xuất thứ rượu công xi (régie). Rượu công xi nhạt không hợp với khẩu vị nên người dân vẫn lén tự nấu rượu. Mỗi vùng người dân nghĩ ra một cách đối phó. Dân Gò Đen nấu rượu lậu trong đám đế (một loại cỏ thân cao) hoặc nấu xong cho vào bong bóng lợn, bong bóng trâu, giấu đi chờ bán. Rượu đế Gò Đen ra đời từ đó và tồn tại cho đến bây giờ.
Trong tâm trí của mỗi dân nhậu Nam bộ, rượu đế Gò Đen xếp hàng ”đệ nhất tửu”. Vì sao Gò Đen lại được coi là ”đệ nhất tửu” ? Truyền rằng, trước đây, dân Gò Đen nấu rượu bằng tất cả cái tâm. Họ chăm chút từng hạt nếp, cục men, từng động tác chưng cất, pha chế để được loại rượu ngon nhất. Chọn nếp là bước quan trọng đầu tiên. Muốn được rượu trong thì nếp phải “rặt” tuyệt đối không được lộn hạt gạo nào. Dân nấu rượu Gò Đen xưa thường chọn những loại nếp hạt tròn, mẩy, có mùi thơm. trắng đục đều. Thường là nếp mỡ và nếp mù u và nếp than đen tuyền được trồng chính tại địa phương. Sau khi chọn nếp ngon nấu thành cơm nếp, để nguội thì rắc men vào ủ bằng loại men mài rễ thảo mộc hoặc men bí truyền chế từ các vị thuốc bắc: quế khâu, đinh hương, trần bì, quế chi, đại hồi cộng thêm nhãn lồng, trầu hương… Sau ba đêm tiếp tục chan nước rồi để ba đêm sau nữa nấu. Chỉ riêng khâu ủ men truyền thống đã mất gần một tuần (trong khi ủ bằng men Trung Quốc chỉ mất ba ngày). Đặc biệt hơn nữa, cái thứ chắt lọc tinh túy của thời gian, men nồng, nếp thơm, lửa đượm này phải được chan bằng nước Gò Đen, nấu trong không khí Gò Đen mới có mùi vị đặc sắc.
Người Gò Đen cẩn thận trong các bước nấu rượu. Nếp được ngâm đến ngày thứ bảy thì mới bắt đầu cất rượu. Người Gò Đen xưa nấu rượu trọng chất lượng. Nếu rượu để thưởng thức sẽ được cho vào hũ sành, bịt kín lại rồi ngâm xuống ao khoảng 100 ngày mới mang lên uống. Rượu đế Gò Đen dễ nhận biết. Dân sành rượu thường dùng cách lắc chai để nhận biết rượu ngon hay dở. Rượu ngon khi lắc chai sẽ nổi bọt và phân thành 3 tầng rõ rệt, chậm tan.
”Mỹ tửu” Gò Đen ”chinh phục” người uống bởi rượu trong như nước mưa. Mỗi khi rót rượu vào ly, tiếng rượu chảy, vị cay nồng đã đủ làm say, làm khao khát lòng người uống.

Rượu đế Gò Đen: Quen mới dám uống!

Gần đây, mỗi khi về miền Tây hay lên TP.HCM là bị mấy anh bạn nhậu “vỗ mặt”: “Ê, đế Gò Đen của mày dạo này sao “dỏm” thế?” (có lẽ nhà vợ ở Long An nên mấy anh bạn ghẹo tôi như thế).
Nhưng thú thật, khi “xâm nhập” vào làng rượu Gò Đen (gồm 3 xã: Mỹ Yên, Long Hiệp và Phước Lợi, huyện Bến Lức – Long An), tôi thấy chỉ có những ai “quen mối, quen mặt, quen uống” mới mua được rượu thật, mới biết được đâu là rượu thật – rượu giả. Bởi hiện nay, không ít điểm để bảng bán rượu Gò Đen (dọc theo QL1) nhưng “cái ruột” lại là thứ khác. Ngay những người sản xuất rượu lâu năm ở đây cũng thừa nhận: bây giờ có nhiều người “sản xuất” rượu giả, bán rượu giả. Đây thật sự là một thách thức đối với những ai quan tâm đến thương hiệu đế Gò Đen.

“Sốc” đế Gò Đen

Mới tuần rồi, có công chuyện nên lên TP.HCM, sẵn dịp, tôi mua mấy lít rượu đế Gò Đen để tặng ông anh. Nghĩ bụng, ông anh “ma men” này mà thấy tôi xách đế Gò Đen “chính hiệu” lên chắc là mừng lắm. Quả thật, khi thấy tôi xách cái can 10 lít thì ông quả quyết bên trong là đế Gò Đen. Và y như rằng, nửa tiếng sau khi tôi ghé nhà là ông anh bày ra một mâm rượu. Mồi nhắm toàn là những thứ “phục vụ” cho đế Gò Đen. Tất nhiên là ông không quên gọi thêm mấy “chiến hữu” của ông tới để thưởng thức.
Nhưng khổ nỗi, sự thất vọng của nhiều người không giấu được trên khuôn mặt khi nếm thử rượu “gốc” Gò Đen mà tôi đem lên. Không hẹn mà gặp, ai cũng bảo “sao chú mày nói là rượu Gò Đen nhưng lại dở thế”. Nhìn nét mặt sượng sùng của ông anh trước những lời chê “khỏi sợ mích lòng ai” của mấy người bạn, làm tôi ái ngại vô cùng. Bởi trước đó tôi có “nổ” chút ít về đế Gò Đen, nhất là thùng rượu này tôi mua của một mối quen tại Bến Lức, lại có pha thêm vào đó một ít rượu thuốc “đặc hiệu”, nhưng nào ngờ… nó nhạt thếch, nồng mùi cồn.
Thế là ông anh “chữa cháy” bằng cách chạy qua hiệu buôn kế bên nhà mua mấy chai Vodka Hà Nội đem về uống cho… đỡ tức thằng “Gò Đen”.

Kinh nghiệm thành công của các Cơ sở rượu hiện đại hóa trang thiết bị

Bên cạnh những cơ sở bán rượu lậu, rượu giả, rượu kém chất lượng cũng có những cơ sở rượu dùng cái đức, cái tâm để sản xuất rượu, đặt lợi ích của người sử dụng lên cùng với lợi ích của bản thân, đó là những cơ sở rượu có tâm có tầm, phát triển theo hướng hiện đại hóa những vẫn giữ lại những tinh túy của rượu truyền thống. Cùng nhìn lại những cơ sở sản xuất rượu hiện đại sau nhiều năm đầu tư hệ thống trang thiết bị của KAG Việt Nam.

Cơ sở rượu Hòa Hồng – Đak Lak

Sau thời gian dài tìm hiểu và đúc rút kinh nghiệm từ các cơ sở sản xuất rượu sạch, gia đình ông bà Hòa Hồng đã tìm ra được hướng đi mới cho cơ sở rượu của mình. Áp dụng các biện pháp kỹ thật, trang thiết bị hiện đại, cùng với kinh nghiệm và bí quyết nấu rượu riêng, cơ sở rượu luôn là một trong những cơ sở rượu sạch, có uy tín lâu năm đảm bảo tiêu chuẩn 7043:2013 về rượu trắng

Là một trong những cơ sở rượu đầu tiên của thành phố Buôn Ma Thuột áp dụng mô hình sản xuất rượu sạch, đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Hệ thống trang thiết bị của Cơ sở rượu Hòa Hồng gồm có nồi nấu rượu, máy lọc rượu, tủ nấu cơm công suất 200 – 250L/ngày để phục vụ cho mục đích kinh doanh rượu của gia đình.

Đã gần 2 năm kể từ khi đầu tư hệ thống sản xuất rượu sạch theo hướng đảm bảo VSATTP, Cơ sở rượu Hòa Hồng nhận được nhiều phản ánh tích cực từ khách hàng, lượng rượu bán ra mỗi ngày cũng tăng lên do nhu cầu sử dụng của khách hàng, mới đủ lượng cung ứng cho các nhà hàng, quán ăn trong vùng. Và bên cạnh việc sản xuất rượu sạch, việc sử dụng máy lọc rượu sẽ khử các chất Menathol và Andehit…sau khi lọc xong rượu sẽ trong như nước lọc sẽ vẫn giữ nguyên mùi vị của rượu, giảm đau nhức đầu cũng làm tăng đặc trưng riêng của rượu, khách hàng cũng tin tưởng và an tâm hơn vào chất lượng rượu.

Cơ sở rượu bà Gái – Làng rượu Kim Long

Hiện nay, làng rượu Kim Long được đầu tư 2 hệ thống lọc rượu với công suất hoạt động 50 lít/giờ bao gồm máy lọc rượu và bồn chứa cho các hộ sản xuất rượu. Hệ thống lọc độc tố rượu này đã làm giảm hàm lượng andehyt,  methanol,…trong rượu mà vẫn giữ được mùi vị đặc trưng của các dòng rượu, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm rượu, từ đó, đáp ứng nhu cầu của bà con sản xuất rượu và người tiêu dùng.

Sau quá trình tìm hiểu, tuyên truyền và giới thiệu, các hộ gia đình trong làng rượu đồng long tin tưởng và sử dụng hệ thống này. Để phát triển được thế mạnh của các làng nghề, thì một trong những nhiệm vụ được đặt ra đó là áp dụng khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất. Tại các làng nghề truyền thống, thời gian qua Sở KHCN tỉnh Quảng Trị đã tập trung vào việc nghiên cứu đổi mới, chuyển giao các công nghệ mới đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm và an toàn với môi trường.

Ngoài đầu tư máy lọc rượu, tại đây còn đang dần dần đầu tư chuyển từ nấu rượu thủ công bằng bếp lò than củi sang sử dụng nồi nấu rượu bằng điện hiện đại kèm hệ thống nấu cơm rượu công nghiệp. Cùng với đầu tư công nghệ, Sở KH và CN đang triển khai dự án phát triển tài sản trí tuệ nhằm xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề truyền thống và hỗ trợ người dân trong việc duy trì và phát triển thương hiệu. Và hệ thống máy lọc rượu khử độc rượu được triển khai thực hiện ở làng nghề truyền thống rượu Kim Long – xã Hải Quế huyện Hải Lăng bước đầu đã mạng lại kết quả tích cực góp phần đưa thương hiệu rượu Kim Long đến với thị trường gần xa nhờ hương vị thơm ngon đặc trưng và đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.

Cơ sở rượu nhà anh Quán – Mô hình sản xuất rượu kết hợp chăn nuôi lợn

Mô hình này được áp dụng tại nhà anh Lê Nhất Quán ở Lào Cai, với mô hình chăn nuôi lợn có sẵn, anh Quán nhận thấy lượng khí đốt trong hầm Biogas do chăn nuôi lợn mang lại khá lớn, không thể sử dụng hết nên anh mở rộng trang trại theo hướng VAC của anh Vi Văn Phước (Cao Bằng).

Tận dụng nguồn nguyên liệu ngô có sẵn ở địa phương để phát triển danh tiếng rượu ngô Cao Bằng, anh Quán hướng tới sản xuất rượu theo tiêu chuẩn hiện đại, tập trung vào đối tượng khách hàng là các quán ăn và khách du lịch khi đến với Lào Cai. Xưởng sản xuất rượu được xây dựng hoàn toàn khép kín gồm khu nguyên liệu, khu xưởng chế biến rượu ngô và có đường dẫn bã rượu riêng đến khu chứa thức ăn cho lợn. Toàn bộ mô hình đều được xây dựng phù hợp với điều kiện vệ sinh môi trường, rượu đầu ra cũng đảm bảo chất lượng VSATTP.

Bước đi đúng đắn của các cơ sở sản xuất rượu theo hướng hiện đại hóa

Bước đầu khi mới chuyển giao mô hình từ thủ công sang hiện đại, khó khăn gặp phải là nguồn vốn eo hẹp và thị trường và người tiêu dùng chưa có lòng với sản phẩm rượu mới, hương vị mới… Tuy nhiên, với xu hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và thị hiếu người tiêu dùng càng ngày càng chú trọng đến chất lượng sản phẩm rượu, thay đổi mô hình sản xuất là điều tất yếu.

Sau gần 1 năm kể từ khi đưa ra thị trường các sản phẩm rượu đạt chất lượng, cả 3 cơ sở rượu nói trên đều có được những phản hồi tích cực từ phía người mua, cũng là điều không quá khó hiểu vì sau quá trình sử dụng, “rượu không gây đau đầu, mùi thơm tự nhiên hơn, không nồng và sốc mặc dù là rượu mới nấu”, theo lời chia sẻ từ các khách hàng của cơ sở nhà anh Quán.

Cũng từ khi Luật Phòng chống tác hại rượu bia được thi hành, không những lượng rượu bán ra giảm đi mà đôi khi lượng tiêu thụ tăng lên, bởi vì người tiêu dùng đã nhận thức được mức độ nguy hiểm khi sử dụng rượu không rõ nguồn gốc, không tem nhãn, rượu kém chất lượng, cũng từ đó mà các quán ăn hạn chế bán rượu không có nhãn mác, nguồn gốc rõ ràng, đấy là dấu hiệu đáng mừng đối với các cơ sở bán rượu sạch, rượu đảm bảo chất lượng, anh Hòa chia sẻ thêm.

Liên hệ Tư vấn và Chuyển giao Công nghệ - KAG Việt Nam 
Hotline 090-468-5252 
Địa chỉ 509/115 Vũ Tông Phan, Thanh Xuân, Hà Nội 
Website maythucphamkag.com 
Email kagtechvn@gmail.com

5 Nhà máy sản xuất rượu hiện đại nhất Thế giới

Lịch sử Rượu đã trải qua hàng nghìn năm, với các cải tiến trong công nghệ, kỹ thuật, nguyên liệu, … Đối với đa số công ty sản xuất khác, phương pháp truyền thống vẫn là tốt nhất, thì một số ít đã cải tiến nhà máy chưng cất quy mô lớn và hàng loạt với thiết bị công nghệ cao để cải thiện hiệu quả, hương vị và mẫu mã sản phẩm.

1. Wild Turkey Distillery

Khai trương vào tháng 6 năm 2010,nhà máy rượu Bourbon – Wild Turkey Distillery mới trị giá 50 triệu đô la ở Lawrenceburg là nhà máy chưng cất rượu lớn đầu tiên của tiểu bang trong nhiều thập kỷ.

Một phòng điều khiển được trang bị máy tính điều khiển toàn bộ không gian rộng 134.000 feet vuông, sử dụng Hệ thống tự động hóa quy trình PlantPAx của Rockwell Automatic để đồng bộ hóa các hoạt động của nhà máy. Các nhà điều hành nhà máy có thể giám sát toàn bộ quá trình từ bốc dỡ ngũ cốc đến đóng thùng mà không cần rời khỏi chỗ ngồi của họ.

Nhà máy được nâng cấp bổ sung bao gồm chương trình tái chế nước và hệ thống nhiên liệu tái tạo. Và phần hay nhất: Nhà máy chưng cất mới cũng có thể sản xuất gấp đôi bourbon so với trước đây (lên tới 11 triệu gallon bourbon mỗi năm).

2. Roseisle Distillery

Roseeway là nhà máy chưng cất mạch nha quy mô lớn đầu tiên mở tại Scotland trong hơn ba thập kỷ. Đó là tài sản của Diageo – công ty nước giải khát toàn cầu – sở hữu những thương hiệu lớn như Johnnie Walker, J & B và Baileys. Với mức đầu tư trị giá 65 triệu USD, nhà máy Roseisle vẫn giữ yếu tố truyền thống bao gồm 14 nồi chưng cất whisky bằng đồng và sử dụng năng lượng tái tạo là điểm nhấn.

Ngũ cốc còn sót lại từ quá trình chưng cất được tái chế tại chỗ tại thành năng lượng sinh học, nơi thu hoạch carbon từ chất hữu cơ và biến đổi nó thành nhiên liệu dùng để vận hành nhà máy chưng cất rượu. Nhiệt sinh ra trong quá trình chưng cất được thu giữ và tái sử dụng trong các nhà máy mạch nha của Roseeway và bất kỳ sản phẩm phụ lỏng nào cũng được đưa vào quy trình xử lý nước nghiêm ngặt để sử dụng thay thế sau này.

Tháng 9 vừa qua, Diageo cũng đã công bố kế hoạch đầu tư hơn 9 triệu đô la vào một nhà máy năng lượng sinh học mới tại tổ hợp nhà máy chưng cất Glenlossie ở Speyside, Scotland và cũng có một nhà máy năng lượng sinh học mới trị giá 102 triệu đô la tại Fife.

3. Pemberton Distillery

Mặc dù phương pháp chưng cất thủ công truyền thống có nhiều ưu điểm nhưng nhà máy Pemberton quyết định thay đổi phương thức sản xuất theo hướng Chưng cất Công nghệ cao. Khi xây dựng nhà máy chưng cất rượu vodka hữu cơ vào năm 2008, anh em Tyler, Jonathan và Jake Schramm đã kết hợp một vòng lặp địa nhiệt cung cấp cả sưởi ấm và làm mát bằng cách sử dụng trái đất làm nguồn nhiệt và tản nhiệt. Nhiệt đó cũng cung cấp nước nóng cho nồi hơi của nhà máy chưng cất và bể chứa nhiệt.

“Máy bơm nhiệt vòng đất hoạt động giống như một chiếc tủ lạnh,” Tyler Schramm nói. “Có một vòng ống trong lòng đất mà hệ thống sử dụng để thải nhiệt dư thừa từ tòa nhà hoặc nó rút năng lượng nhiệt ra khỏi vòng lặp trên mặt đất. Khi ở chế độ sưởi ấm, hệ thống này tiết kiệm năng lượng hơn tới 40% so với hệ thống sưởi thông thường tương đương. Khi hệ thống ở chế độ làm mát  làm nóng nước nóng, nó sẽ lấy nhiệt dư thừa bên trong tòa nhà, sử dụng năng lượng đó cùng với năng lượng nhiệt từ vòng lặp trên mặt đất và sử dụng cả hai để làm nóng nước nóng Trong chế độ này, nó hiệu quả hơn tới 70% so với một hệ thống thông thường thực hiện cùng một nhiệm vụ.”

4. Vermont Spirits Distilling Co.

Thay vì sử dụng Nồi nấu bằng đồng truyền thống cho quá trình chưng cất rượu, Công ty Rượu Vermont sử dụng nguyên liệu kính làm thiết bị chưng cất thay cho thép không gỉ và đồng, và khá là thú vị bởi sự táo bạo này cho nộng rượu có độ chính xác cao và tinh khiết. “Chúng tôi sử dụng kính để mọi người có thể nhìn thấy rõ quá trình sản xuất rượu”, nhà sản xuất rượu Harry Gorman nói, “và cũng với lý do tương tự các phòng thí nghiệm khoa học sử dụng thiết bị kính: bởi vì nó làm giảm khả năng Lẫn tạp chất và khả năng Biến đổi”.

Thí nghiệm đầu tiên của Công ty New England là rượu nấu thủ công Ultra-premium Vodka. Theo Gorman, những Thiết bị nấu rượu bằng kính giống như phần lớn các thiết bị phòng thí nghiệm: Có hai cột kính cao, một cột cao khoảng 15 feet và cột thứ hai cao 22 feet, cả hai cột này là nơi rượu và hơi cô đặc để hình thành rượu thành phẩm. Khi quá trình chưng cất xong, vodka được ngay lập tức được lưu trữ trong hoặc thủy tinh hoặc bình bằng thép không gỉ. “Lý thuyết đằng sau kính là nó giữ cho thức uống tinh khiết nhất,” Gorman nói. “Có thể cho rằng, vodka của chúng tôi là tinh khiết nhất, nguyên chất nhất.”

5. Middle West Spirits

“Công nghệ chưng cất hàng loạt không thực sự phổ biến ở Mỹ”, Ryan Lang -người đừng đầu của Middle West Spirits cho biết, “Đây là một ngành công nghiệp đã chết trong nhiều thập kỷ do Thời kì Cấm rượu ở Hoa Kỳ. Nhưng chưng cất công nghệ châu Âu không bao giờ ngừng cải thiện, đặc biệt là ở Đức.”

Nhà máy sản xuất rượu thủ công Middle West Spirits là nhà máy đầu tiên của bang sử dụng tổ hợp nồi Kothe của Đức vẫn còn trong quá trình chưng cất. Các Nồi chưng cất sử dụng các cột chưng cất hồi lưu, cho phép Lang tinh chế rượu trong quá trình sản xuất, rượu qua xử lý sẽ tinh khiết hơn. Các cột tháp được xếp trên cùng với cái gọi là khay nắp bong bóng, có không gian đủ lớn để cho hơi bay qua nhưng đủ nhỏ để giữ lại các tạp chất. “Tất cả bắt nguồn từ điều này”, Lang nói. “Bất kỳ thay đổi trong chưng cất hàng loạt trong những năm qua chỉ đơn giản là để cải thiện chất lượng.”

Những nhà máy sản xuất rượu dù có lịch sử lâu đời và công nghệ tân tiến nhưng vẫn hướng tới phát triển bền vững, hướng tới giải pháp công nghệ cao hơn nữa, vì thế việc đầu tư phát triển công nghệ, mở rộng mô hình sản xuất là điều tất yếu để có thể tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng, và đừng ngần ngại đến với KAG Việt Nam để được tư vấn miễn phí về các thiết bị máy móc cũng như công nghệ sản xuất rượu mới nhất hiện nay.

—-

Liên hệ Công ty KAG Việt Nam

Hotline 0904685252

Địa chỉ số 115 ngõ 509 Vũ Tông Phan, Thanh Xuân, Hà Nội

Lịch sử hình thành và phát triển của Tequila

Nguồn gốc của Tequila

Mexico là đất nước được công nhận quyền dùng tên gọi “tequila”, tuy nhiên, lịch sử của tequila còn gắn liền với một quốc gia khác, đó là Tây Ban Nha. Tequila có nghĩa là một nơi trồng cây theo tiếng Nahuatl (hay Aztec) của đế chế Aztec, sinh sống ở trung tâm Mexico thời cổ đại. Người Nahuatl tôn thờ cây thùa như một hiện thân của nữ thần Mayahuel, bà có tới 400 bầu vú dành cho 400 đứa con của mình.

TequilaMural

Tequila được chưng cất từ giống blue agave (cây thùa) chủ yếu được trồng trong vùng Tequila, nằm cách 65km về hướng Tây Bắc Gualdalajara (thủ phủ của Jalisco), và trên vùng cao Los Altos của bang Jalisco. Cây agave có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, người ta tìm ra rằng, chúng được sử dụng từ cách đây đến 9.000 năm. Loại cây thùa dùng để làm ra tequila là blue agave, cần tới 8-12 năm để trưởng thành. Cây thùa là một loài cây kỳ diệu, có thể làm chiếu, quần áo, dây thừng, giấy, hoặc làm ra các loại thức uống như pulque hay malzac.

Pulque có thể được coi là dạng sớm nhất của tequila. Đó là một loại thức uống bổ dưỡng, dạng sữa, có bọt nhẹ và có lịch sử ít nhất chừng 2000 năm. Sau pulque là mezcal, tequila xuất hiện cuối cùng và là loại thức uống phổ biến nhất.

Nguồn gốc cổ xưa và lịch sử của tequila

Câu chuyện lịch sử của tequila gắn liền với những bộ lạc cổ đại ở Mexico. Những người cổ xưa thuộc các bộ lạc Aztec, Nahuatl, Chichimecan, Otomies, Toltecan trước kia thường xuyên uống mezcal.

Infographic-History-of-Tequila

Văn hóa châu Âu gây ảnh hưởng đến tequila bắt đầu từ khi Tây Ban Nha đặt chân đến ngôi làng của tequila (ngày nay có tên là làng Tequila) thuộc vùng đất Techinchan vào thời kỳ Đế chế Aztec cổ xưa (thế kỷ 15-16), nay là bang Jalisco của Mexico.

Ngôi làng Tequila nằm dưới chân một ngọn núi lửa cao 3.000m, hiện nay đã ngừng hoạt động. Thật không may, cùng với sự sụp đổ của Đế chế Aztec, người Tây Ban Nha đã phá hủy phần lớn nền văn minh Mexico cổ đại. Lịch sử về tequila chỉ còn lại là câu chuyện thần thoại huyền bí.

Truyền thuyết kể rằng, người Aztec uống tequila trong các nghi lễ hiến tế một người thuộc bộ lạc cho các thần thánh của họ, và trong suốt một cuộc truy hoan nào đó.

Thế kỉ 15 – 16

Tây Ban Nha bắt đầu chinh phạt Mexico vào tháng 4/1530, và nhanh chóng tiêu diệt mọi sự phản kháng của Đế chế Aztec. Khi nguồn dự trữ rượu brandy và lương thực người Tây Ban Nha mang từ nước họ đã cạn kiệt, họ buộc phải tìm những thứ để thay thế.

56-251164-cortez-montezuma-mexico

Bằng cách lên men nước cây thùa mà tequila đã chính thức ra đời. Đó là nguồn gốc được lịch sử chính thức ghi nhận, mặc dù người ta hoàn toàn có thể tin rằng, nền văn minh cổ xưa của người Mexico chính là cái nôi đầu tiên sản sinh ra tequila.

Ban đầu, người Tây Ban Nha học cách uống pulque, thức uống được người bản địa Mexico tạo ra từ lâu trước đó, bằng cách lên men nhựa một loại cây thuộc họ thùa có tên là maguey.

Người ta cho rằng việc chưng cất pulque khiến nó trở lên mạnh hơn vào năm 1535, và là tiền thân của tequila. Vào khoảng 1550, một loại thức uống làm từ cây thùa có tên Mezcal Tequila lần đầu tiên được sản xuất. Tequila trở thành loại đồ uống được chưng cất đầu tiên của Bắc Mỹ, đồng thời là sản phẩm có cồn đầu tiên được thương mại hóa.

Hiện nay, loại rượu mezcal vẫn có mặt ở Mexico, tuy nhiên không phổ biến bằng tequila, mặc dù về bản chất, tequila cũng chỉ là một loại mezcal dùng giống thùa khác mà thôi.

Năm 1600

Nhà máy sản xuất tequila đầu tiên xuất hiện năm 1600 được điều hành bởi Don Pedro Sanchez de Tagle (1661-1723). Ông là người đã phát triển rượu mezcal và cho chưng cất tequila. Về sau, ông được người đời gọi là “Cha đẻ của tequila”.

tequila factory.jpg

Tequila được độc quyền bởi Tây Ban Nha trong một thời gian dài. Đến năm 1619, rượu mezcal mới được cung cấp cho vùng Guadalajara, Jalisco của Mexico.

1674, Tequila được Tây Ban Nha nhiều lần ban hành lệnh cấm rượu ở vùng Jalisco trong suốt thời kỳ thống trị Mexico.

Vào những năm 1810-1821, người Mexico nổi dậy giành độc lập và trong cuộc chiến ấy, binh lính ở cả hai chiến tuyến đều uống tequila. Với thắng lợi của người Mexico, tequila chiếm lĩnh thị trường nội địa, đánh bật các loại rượu khác của Tây Ban Nha. Từ đây, rượu tequila bước sang trang sử mới, gắn tên tuổi của mình với đất nước Mexico nhiều hơn.

Tên gọi “tequila” được biết đến vào năm 1854, được ghi chép lại bởi một du khách người Pháp Ernest de Vigneaux. Tuy nhiên phải gần 2 thập kỷ sau đó, vào khoảng năm 1870, cái tên “tequila” mới chính thức được biến đến trên toàn cầu.

Tequila đặt chân đến nước Mỹ vào năm 1873. Khi đường xe lửa dọc Bắc Mỹ ra đời vào những năm 1880, tequila bắt đầu bành trướng sức phổ biến của nó.

Năm 1974

Tequila chính thực được công nhận tên gọi độc quyền của Mexico, dành cho loại rượu tequila sản xuất tại Mexico.

Và trải qua bao thăng trầm cùng biến cố lịch sử, đến nay Tequila được tiêu thụ ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, là loại nguyên liệu chính không thể thiếu trong đa số loại cocktail nổi tiếng.

Theo Libero/Trí thức trẻ

Cách phát âm tên rượu chuẩn

C͇Á͇C͇H͇ ͇P͇H͇Á͇T͇ ͇Â͇M͇ ͇Đ͇Ú͇N͇G͇ ͇T͇Ê͇N͇ ͇R͇Ư͇Ợ͇U͇ ❌ Mỗi một ngôn ngữ có một cách phát âm riêng ❌ Mỗi loại rượu có một tên gọi riêng, cách phát âm ở mỗi vùng miền khác nhau ❌ Đôi khi không thể “nhìn mặt mà bắt hình dong” tên rượu được Ví dụ như Whisky là Whisky theo người Scot nhưng […]