Mô hình Trồng – Chưng cất tinh dầu Sả được triển khai hiệu quả

Công nghệ chưng cất Sả kiểu mới giúp tận thu tối đa tinh dầu và bã sả

Cây sả dễ canh tác, không cần chăm sóc nhiều

Hiện nay có 2 giống sả được trồng phổ biến là Sả Chanh và Sả Java. Sả Chanh có mùi thơm dễ chịu, thường dùng làm gia vị trong chế biến các món ăn, có mùi hương thơm mát dễ chịu, và giá trị kinh tê cao hơn Sả Java. Sả Java hay còn gọi là Sả Xòe, Sả Đỏ, sử dụng trong xà phòng, chất chống côn trùng, chiết suất làm tinh dầu.

Cây sả mang lại lợi ích về môi trường vì là loại cây trồng thích nghi với nhiều loại đất và có thể trồng ở nhiều loại địa hình khác nhau, từ bắc đến nam, từ vùng đất cằn cỗi đến vùng đất đá cao nguyên. Bên cạnh đó, bộ rễ phân bố rộng nên có khả năng hút nước, giữ nước tốt, có tác dụng giữ đất, chống xói mòn, rửa trôi hiệu quả. Vì thế, cây sả không chỉ thích ứng nơi hạn hán vùng đồi núi miền Bắc, mà còn chịu được trong điều kiện ngập mặn ở Tiền Giang hoặc Vĩnh Long, cho năng suất cao và mùi hương tinh dầu khá đặc biệt.

Chu kỳ kinh tế của cây sả kéo dài, trồng một lần thu hoạch từ 3 – 4 năm. Hiệu quả từ trồng sả cao, gấp 7 – 8 lần so với trồng lúa. Theo tính toán, lợi nhuận thu được từ lá và củ dao động từ 90 – 110 triệu đồng/ha. Trên diện tích thâm canh 20 ha trồng sả, một nhà máy sản xuất tinh dầu sẽ thu lợi nhuận từ 1,5 – 1,6 tỉ đồng/năm. Tổng hợp quy trình khép kín “trồng sả – thu tinh dầu – tận thu phế phẩm từ sả” có thể mang lại hiệu quả kinh tế khoảng 143,6 triệu đồng/năm/ha.

Nồi chưng cất Tinh dầu Công nghệ mới

KAG Việt Nam đã kết hợp giữa phương pháp truyền thống và hiện đại trong Máy chưng cất tinh dầu sả, được hoàn thiện theo nhiều công suất từ mini tới công nghiệp để phục vụ nhu cầu của người dân. Theo đó, thiết bị sử dụng công nghệ chưng cất lôi cuốn hơi nước kèm hệ thống cảm biến nhiệt lượng và rơ le tự ngắt, giúp giảm lượng điện tiêu thụ đồng thời gia tăng năng suất tinh dầu trong quá trình sản xuất. Nhà anh Vinh (xã Phù Đông) chia sẻ, “trước đây tôi sử dụng nồi nấu tinh dầu 1 lớp không cách nhiệt vô cùng vất vả, thời tiết nắng nóng mà còn dùng lá sả, củi, than để đốt rất vất vả mà chất lượng tinh dầu không đảm bảo. Từ khi nhà tôi chuyển sang dùng nồi nấu tinh dầu sả bằng điện, chất lượng tinh dầu tốt hơn, không bị cực khổ, nóng nực như trước vì nồi nấu tinh dầu 3 lớp cách nhiệt lại dùng điện tự động.”

Sau khoảng 4 – 5 tiếng sau khi chiết suất tinh dầu xong, bã sả được đổ bỏ đi để chuẩn bị cho mẻ nguyên liệu mới đưa vào nồi. Sử dụng nguồn bã thải làm nguyên liệu hữu cơ để sản xuất phân bón vi sinh, hạn chế sử dụng phân bón hóa học hoặc làm giá thể trồng nấm… Phân hữu cơ vi sinh lại được sử dụng cho cây sả và các cây trồng khác, trả lại lượng dinh dưỡng lấy đi từ đất. Ngoài ra trong bã thải sau chưng cất còn tồn tại một lượng nhỏ tinh dầu, có khả năng xua đuổi côn trùng hiệu quả. Bên cạnh đó, việc tận dụng phế liệu của quá trình sản xuất tinh dầu và nguồn bã thải sau trồng nấm để làm giá thể phục vụ trồng hoa, rau sạch còn góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, giúp cải thiện chất lượng đất trồng và hạn chế dịch bệnh.

Bã sả làm đệm lót sinh học, phân bón hữu cơ

Trước đây người dân trồng sả chỉ với mục đích lấy thân, củ cây sả còn phẩn lá bị bỏ đi, chất đống để đốt. Từ khi có công nghệ chưng cất tinh dầu, người dân dần sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có để sản xuất tinh dầu, đồng thời dùng bã sả làm phân bón sinh học, làm lớp lót chuồng trong chăn nuôi. Một số hộ dân chăn nuôi kết hợp trồng sả cho biết, bã sả làm đệm lót giúp tăng sức đề kháng, giảm khả năng nhiễm bệnh của vật nuôi, đồng thời khi thu gom phân thải cũng dễ dàng hơn. Toàn bộ đệm lót chuồng lại được sử dụng tiếp để bón phân cho sả, hoàn thành quy trình sản xuất khép kín.

Tận dụng bã sả làm giá thể nấm, tăng năng suất chất lượng của nấm rơm

Với việc sử dụng để trồng nấm, trung bình 10 tấn lá sả sau khi chiết xuất tinh dầu sẽ thải ra khoảng 10 tấn phế phẩm. Phế phẩm này được dùng làm giá thể trồng nấm, sau khoảng 30 ngày là có thể thu hoạch được. Với quy trình khép kín và đồng bộ, việc trồng nấm bằng bã thải của lá sá rất đơn giản và cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với các phương pháp truyền thống.

Mô hình trồng nấm từ bã thải lá sả sau chiết xuất tinh dầu có nhiều ưu điểm do tận dụng được lá sả bỏ đi, sản phẩm sản xuất ra không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, được chưng cất ở nhiệt độ cao nên giá thể trồng nấm không còn mầm bệnh. Trung bình sau khi trồng khoảng 1 tháng, 10 tấn bã thải lá sả sẽ cho thu hoạch khoảng 1 tấn nấm, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người trồng nấm.

Mô hình khép kín này được áp dụng tại nhiều địa phương, mô hình trồng sả – nấu tinh dầu – tận thu phế phẩm được người dân phát triển mạnh, tận dụng tối các sản phẩm nông nghiệp, vừa đảm bảo môi trường vừa tăng năng suất chất lượng nông sản.

Bội thu mua tinh dầu sả – nghề phát triển bền vững của bà con Lai Châu

Gia đình chị Lò Thị Hơn, Lai Châu dần thoát nghèo nhờ trồng cây sả và chưng cất tinh dầu từ sả. Cứ gần 2 tháng chị Hơn lại thu hoạch được một vụ, lá sả chị đem bỏ Nồi chưng cất, cất lấy tinh dầu và bán ra thị trường, trung bị thu được 2 triệu đồng mỗi vụ.

Chị Hơn chia sẻ, giống sả mà chị đang trồng hiện nay là sả Java, có khả năng chịu hạn, phù hợp với khí hậu và đồng đất nơi đây. Trồng sả cũng giống như trồng ngô, không cần phải làm đất hay lên luống gì cả. Chỉ cần cuốc hốc, sau đó bỏ cây sả giống vào trồng chay, tức là không cần phải bón lót, cũng không cần chăm bón, tưới phân.

Tới khi thu hoạch lá sả thì phơi héo một ngày rồi bỏ vào nồi đun khoảng 4 tiếng để chưng cất tinh dầu. Trước đây chị tận dụng củi, bã sả thừa để làm nguyên liệu đốt, nhưng thời gian gần đây kinh tế cũng phát triển nên chị đầu tư nồi nấu tinh dầu bằng điện, vừa nhàn hơn mà không độc hại sức khỏe, không ô nhiễm môi trường. “Từ khi dùng nồi chưng cất tinh dầu bằng điện thì tôi thấy nhàn lắm, không phải lo lắng lửa chay to quá hay nhỏ quá, có thời gian rảnh để làm việc đồng áng khác. Chất lượng tinh dầu sản xuất ra cũng tốt hơn, thương lái mua giá cao tới 400.000 đồng/lít tinh dầu sả, mỗi năm tôi cũng kiếm được hơn chục triệu đồng mà không phải vất vả” – chị Hơn chia sẻ.

Chị dự tính sẽ mở rộng quy mô trồng sả, trông thêm giống Sả Chanh vì giá trị kinh tế của tinh dầu sả chanh hơn hơn Sả Java, và được dùng chủ yếu trong các nhà hàng, khách sản, spa.

Người dân Tây Nguyên có thu nhập cao từ chưng cất tinh dầu sả

Những năm gần đây, sản phẩm tinh dầu nói chung và tinh dầu sả nói riêng được thị trường tiêu thụ ưa chuộng, trong khi ở Tây Nguyên, diện tích trồng cây sả ngày càng tăng cao. Ông Nguyễn Văn Hùng, người làm nghề nấu sả cho biết, hiện tại lá sả được các cơ sở chưng cất tinh dầu thu mua với giá 500 đồng/kg. Trung bình hàng ngày, mỗi cơ sở mua khoảng 5 đến 7 tấn lá sả tiêu chuẩn.

Sau đó lá sả được phơi héo đến độ ẩm còn 50% so với ban đầu rồi cho vào nồi chưng cất có các khay chứa. Thời gian chưng cất từ 3 – 4 giờ, lượng tinh dầu thành phẩm sẽ bay hơi cùng với nước qua ống dẫn hơi và đến bồn làm lạnh ngưng tụ cho ra hợp tinh dầu và nước, hỗn hợp này được tách ra bằng thiết bị phân ly.

Sau khi tách tinh dầu và nước bằng thiết bị phân ly, nước chưng còn lại sẽ được đưa vào bể xử lý để tách tinh dầu. Tinh dầu thu được sẽ đem sấy khô và bảo quản trong bình kín.

Với hệ thống chiết suất tinh dầu của KAG, chưng cất tinh dầu sả sẽ dễ dàng hơn với các lò chưng cất lớn nhỏ từ 50L, 100L, 500L… sử dụng gas hoặc điện tự động, giảm bớt sức lao động. Phần bồn chứa liệu được thiết kế 3 lớp và có khay lưới chống dính cháy ở đáy, đảm bảo giữ nguyên vẹn hương thơm tự nhiên và tinh chất trong nguyên liệu sả.

Xem thêm Thông tin sản phẩm Nồi chưng cất tinh dầu.

Đây là một nghề mới, dễ thực hiện bởi trồng sả đầu tư không đáng kể, cây sả chịu được nắng hạn gay gắt ở vùng gò đồi, rất phù hợp với các tỉnh Tây Nguyên. Ở nhiều địa phương có diện tích đất cằn sỏi đá, không phù hợp với các cây trồng khác, việc trồng sả cũng như sản xuất tinh dầu từ cây sả mang lại hiệu quả kinh tế cao, còn có khả năng kết hợp với ngành chăn nuôi, giúp bà con nông dân có thêm thu nhập, từng bước ổn định đời sống.

Xem thêm bài viết cùng chủ đề:

 – Hướng dẫn chi tiết Quy trình Chưng cất tinh dầu Sả bằng Nội Chưng Cất Tinh Dầu KAGVN

Thủ tục cấp Giấy Chứng nhận đủ điều kiện sản xuất tinh dầu

Để đưa sản phẩm tinh dầu ra thị trường cần những thủ tục nào

Cách chọn mua Nồi chưng cất – Chia sẻ kinh nghiệm

Các sản phẩm Chưng cất tinh dầu đa dạng công suất

Chọn mua Tinh Dầu Thiên Nhiên nguyên chất cực đơn giản với mẹo sau

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm với nhãn Tinh Dầu Thiên Nhiên, nhưng thực ra lại là các sản phẩm tinh dầu tổng hợp, tinh dầu hóa học, hoặc tinh dầu pha cồn, có thể nói đây là những loại tinh dầu giả, kém chất lượng… nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ gây tác hại không nhỏ tới sức khỏe của người sử dụng.

Những tác hại tinh dầu thiên nhiên giả, kém chất lượng gây ra

Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, thậm chí ngộ độc

Nếu sử dụng tinh dầu kém chất lượng sau một thời gian sẽ xuất hiện các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi. – Đối với trẻ nhỏ, sử dụng tinh dầu phải thật cẩn thận kể cả tinh dầu thiên nhiên nguyên chất. Hương thơm từ tinh dầu đi qua da và đường hô hấp của bé gây nhiễm độc từ từ.

Tổn thương hệ thần kinh

Hương thơm từ tinh dầu kém chất lượng tác động trực tiếp đến hệ thần kinh gây ra kích động và mất phương hướng. Trường hợp nặng còn có thể khiến người sử dụng bị viêm màng não.

Có khả năng gây ung thư

Những hóa chất, hương liệu được sử dụng điều chế các loại tinh dầu kém chất lượng là những hóa chất không thể kiểm soát được độ an toàn. Nhiều hóa chất khi trộn lẫn với nhau có thể gây độc hại, nhiều loại tạp chất có thể gây độc trực tiếp hoặc có hóa chất có thể chuyển hóa thành chất gây hại dưới tác dụng của nhiệt độ. Một trong những tạp chất gây hại có thể được sử dụng để điều chế tinh dầu giá rẻ, tinh dầu giả là Nitrosamine, một loại chất có khả năng gây ung thư.

Ảnh hưởng sức khỏe sinh sản

Các nhà khoa học đã cảnh báo nếu làm việc ở nơi có quá nhiều vật dụng chứa benzen, hít thở không khí chứa nhiều benzen lâu ngày có thể bị tổn thương não, mờ mắt, nhức đầu kinh niên hay ngất xỉu. Phụ nữ nhiễm benzen có thể gây teo buồng trứng và hậu quả là vô sinh, gây rối loạn kinh nguyệt. Còn đàn ông có thể bị làm biến dạng hoặc giảm chất lượng tinh trùng, gây thiếu máu…

Nhận biết tinh dầu kém chất lượng

Tinh dầu thiên nhiên được chiết xuất từ thực vật thiên nhiên, còn các loại tinh dầu tổng hợp, tinh dầu kém chất lượng đa số là hương liệu, dựa theo thành phần các chất có trong tinh dầu tự nhiên mà tạo thành. Ví dụ như trong sả java là xitronellal, hồng sả là geraniol, hoa hồng là benzinancol… dựa vào đó mà chế tạo ra tinh dầu tổng hợp, nhưng mùi hương sẽ không tự nhiên mà nồng, sốc. Để nhận biết tinh dầu thiên nhiên có một số lưu ý sau.

Quan sát màu sắc, tính chất của Tinh Dầu

Hầu hết 90% tinh dầu thiên nhiên nguyên chất có màu trắng trong hoặc màu vàng nhạt hoặc ngả màu hổ phách…Một số rất ít có những màu đặc biệt như tinh dầu hoa phong lữ có thể có màu xanh ngọc, tinh dầu trầm hương nguyên chất có màu đen đậm…Những loại tinh dầu pha phẩm màu sắc lòe loẹt xanh, đỏ, vàng, tím, cam, hồng…thường là hương liệu không phải tinh dầu.

Ngoài ra, tinh dầu được tách chiết xuất từ hoa, vỏ, rễ lá …thực vật nên Tinh dầu thật chỉ chỉ ở dạng sóng sánh không phải ở dạng đặc, hoặc quá loãng.

Mùi thơm của Tinh Dầu

Mở nắp chai tinh dầu, ngửi trong khoảng 5 – 10 giây, nếu cảm thấy choáng váng, mùi gắt, nồng, khó chịu và cảm thấy có dấu hiệu buồn nôn thì chai tinh dầu đó là loại tinh dầu kém chất lượng vì tinh dầu thật có nguồn gốc từ thực vật 100%, khi ngửi trực tiếp rất dễ chịu, không gắt, không gây cảm giác buồn nôn dù hương rất nồng như sả chanh, bạch đàn chanh, quế…

Xông tinh dầu

Nếu bạn vẫn chưa xác định được, có thể xông tinh dầu, khi đó nếu tinh dầu không thơm hoặc mùi rất nhạt thì cũng có thể khẳng định đó là không phải là tinh dầu nguyên chất. Đặc biệt nếu xông bằng máy phun khuếch tán thì tinh dầu giả có thể làm hỏng hoặc giảm tuổi thọ của máy khuếch tán tinh dầu.

Quan sát tinh dầu khi cho vào nước

Cho 5-7 giọt tinh dầu vào nước lắc đều và quan sát, do hầu hết tinh dầu nhẹ nổi trên mặt nước, nếu tinh dầu một ít thì nổi, một ít thì chìm thì đó là tinh dầu không còn nguyên chất, kém chất lượng.

Cách này sẽ rất hiệu quả đối với tinh dầu nhập khẩu của nước ngoài vì dùng công nghệ tiên tiến, lọc bỏ hết tất cả các cặn, chất trong tinh dầu. Đối với Tinh dầu sản xuất ở Việt Nam dùng phương pháp thủ công vẫn không tách hết được các hợp chất khác nên có thể một ít chìm, một ít nổi trong nước và thường vẫn còn mùi của cây cỏ.

Đốt hoặc làm đông lạnh Tinh dầu

Cho vài giọt tinh dầu vào muỗng nhỏ sau đó đốt lên. Tinh dầu thật sẽ làm ngọn lửa bừng lên và bốc hơi nhanh.

Tinh dầu thật sẽ không bị đóng băng khi cho vào tủ lạnh. Đối với tinh dầu bạc hà sẽ bị kết tủa, đóng băng do chất methol trong bạc hà.

Làm thế nào để có tinh dầu chất lượng cao

Chọn mua tinh dầu ở những địa chỉ uy tín

Các bạn nên chọn những nơi bán tinh dầu tinh dầu là các doanh nghiệp, công ty đã được cấp giấy chứng đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh các sản phẩm tinh dầu, đồng thời có thông tin địa chỉ rõ ràng, chính sách cam kết chất lượng sản phẩm….

Ưu tiên chọn những nơi bán tinh dầu có logo ĐàTHÔNG BÁO VỚI BỘ CÔNG THƯƠNG, bạn chỉ cần ấn vào logo để xem thông tin về thương hiệu, doanh nghiệp bán tinh dầu.

> Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất tinh dầu

Tự tay làm tinh dầu tại nhà

Với nguồn nguyên liệu dồi dào và phong phú ở nước ta như hiện nay, không khó để bạn có thể chưng cất tinh dầu tại nhà, vừa đảm bảo chất lượng, vừa có thể sản xuất tinh dầu để kinh doanh. Nguyên liệu sẵn có, giá không quá đắt như sả chanh, bạc hà, quế… khoảng 100kg sả nguyên liệu sẽ chiết xuất được 0,7 – 1,5 kg tinh tinh dầu, giá tinh nguyên chất hiện nay dao động từ 400 – 900 nghìn đồng/10ml thậm chí cao hơn.

> Hàm lượng Tinh Dầu có trong thực vật

Để có những mẻ tinh dầu nguyên chất, bạn cần thực hiện theo đúng quy trình sản xuất và có thiết bị phù hợp. Nồi chưng cất tinh dầu là sản phẩm không thể thiếu được trong quá trình sản xuất tinh dầu, với nồi chưng cất tinh dầu mini có thể chiết xuất tinh dầu theo quy mô nhỏ, vừa sử dụng vừa kinh doanh mà không tốn nhiều diện tích.

Thông số kỹ thuật:
– Điện áp: 220V/380V
– Dung tích: 50 lit – 100 lit
– Khối lượng thảo dược, dược liệu (kg/mẻ): tùy loại thảo dược
– Vật liệu: toàn bộ bằng inox 304
– Bảo hành: 1 năm
– Hãng sản xuất: KAG Việt Nam

> Hướng dẫn chi tiết Chưng Cất Tinh Dầu Sả Chanh bằng Nồi chưng cất tinh dầu KAG Việt Nam

Bảo quản tinh dầu

Tinh dầu thiên nhiên là hợp rất dễ bay hơi và bắt ánh sang mặt trời nên tính ô xi hóa rất cao. Chỉ mua và bảo quản tinh dầu trong những lọ thủy tinh sẫm màu tối, tốt nhất là màu hỗ phách. Không mua những lọ tinh dầu đựng trong bình nhựa, hoặc thủy tinh có màu sắc như trắng trong, xanh, đỏ, vàng, tím…

Liên hệ KAG Việt Nam để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể các trang thiết bị ngành chưng cất tinh dầu.

Hotline 090-468-5252

Địa chỉ số 115 ngõ 509 Vũ Tông Phan – Thanh Xuân – Hà Nội

Website www.maythucphamkag.com

Những điều cần lưu ý khi chưng cất tinh dầu

Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm, thiết bị để sản xuất tinh dầu, có thể kể đến như máy ép tinh dầu bằng phương pháp ép thủy lực, máy chưng cất tinh dầu bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước, máy chiết suất tinh dầu bằng phương pháp CO2 ở trạng thái siêu giới hạn… Để chọn được loại thiết bị phù hợp với nhu cầu, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau.

Xác định loại nguyên liệu để sản xuất tinh dầu

Nguyên liệu tinh dầu là các loại thực vật có chứa tinh dầu, tinh dầu có thể ở hoa, lá, rễ, thân, củ…Có một số loài thực vật trong mọi bộ phận của cây đều có chứa tinh dầu. Để chiết suất tinh dầu, cần chưng cất từ bộ phận có chứa nhiều tinh dầu nhất và tinh dầu có chất lượng cao nhất. Hàm lượng tinh dầu trong thực vật thường không lớn, từ 3 – 15%, những nguyên liệu chứa tinh dầu ít thường quí và đắt tiền (tinh dầu hoa hồng…).

–  Nguyên liệu quả và hạt: hồi, mùi, màng tang…
–  Nguyên liệu lá, cành: sả, quế
–  Nguyên liệu rễ, củ: gừng, long não (nhiều nhất ở rễ)
–  Nguyên liệu vỏ: cam, chanh, quýt…
–  Nguyên liệu hoa: hoa hồng, hoa nhài.

Nguyên lý hoạt động của nồi chưng cất tinh dầu

–  Giai đoạn 1 cần gia nhiệt 70-75°C và thổi dòng hơi tuần hoàn cho nguyên liệu chín đều. Mục đích là hấp chín nguyên liệu, phá vỡ các mô chứa tinh dầu. Quá trình này mất 1-1,5 giờ.

–  Giai đoạn 2 cần gia nhiệt cho nồi hấp đến 80-85°C. Mở khóa cho dòng hơi chạy qua hệ thống làm lạnh. Cấp không khí cho nồi hấp với cường độ thấp. Thời gian đầu của quá trình này thu được nhiều chất thơm từ lá (tinh dầu có độ nóng thấp). Ổn định nhiệt độ trong khoảng 2-2,5 giờ.

–  Giai đoạn này thu hồi gần như đa số tinh dầu trong lá.

–  Giai đoạn 3 cần gia nhiệt tối đa đến 90-95°C để thu hồi hết những tinh dầu còn lại. Cấp không khí với cường độ cao để kéo các hơi-tinh dầu còn sót trong nguyên liệu. Giai đoạn này khoảng 0,5 giờ. Giảm nhiệt độ bể nước làm mát bằng cách thải nước mặt và bơm thêm nước cho bể. Kiểm tra nước thoát ra không còn váng tinh dầu thì ngừng.

Lựa chọn phương pháp & thiết bị phù hợp

– Phương pháp ép tinh dầu, đây là phương pháp sản xuất tinh dầu đơn giản nhất, phù hợp với việc ép các loại nguyên liệu chứa nhiều tinh dầu như dầu lạc, dầu dừa, cám gạo…

– Phương pháp chiết suất tinh dầu bằng CO2 là phương pháp hiện đại nhất hiện nay, chiết suất được lượng tinh dầu chất lượng cao nhưng đòi hỏi hệ thống máy móc phức tạp, trình độ kĩ thuật cao và giá thành cũng rất lớn.

– Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước sản xuất được đa số các loại tinh dầu. Hơi nước tạo ra từ nồi hơi, thường có áp suất cao hơn không khí, được đưa thẳng vào bình chưng cất. Với phương pháp này, bạn có thể điều chỉnh áp suất, nhiệt độ để tận thu sản phẩm, nhưng phải giữ nhiệt độ ở mức giới hạn để tinh dầu không bị phân hủy. Không có một quy tắc chung nào cho mọi loại nguyên liệu vì mỗi chất nạp đòi hỏi một kinh nghiệm và yêu cầu khác nhau. Hiệu suất và chất lượng tinh dầu phụ thuộc vào đặc tính của tinh dầu và cách chọn phương phảp chưng cất. Thường thì các loại tinh dầu có tỉ trọng lớn hơn nước, khi chưng cất tinh dầu lôi cuốn hơi nước trong thiết bị áp suất cao, cho hiệu suất ly trích cao trong thời gian chưng cất ngắn.

Thiết bị phù hợp nhất có thể thấy là Máy chưng cất tinh dầu sử dụng điện, bởi hệ thống tủ điện điều khiển giúp bạn dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ và thời gian phù hợp, tiết kiệm chi phí so với việc dùng gas hay đun củi.

Ưu nhược điểm của Nồi chưng cất tinh dầu KAG Việt Nam

Ưu điểm:

– Đơn giản hóa quy trình sản xuất tinh dầu, thiết bị nhỏ gọn, không tốn diện tích

– Dễ sử dụng, dễ lau chùi vệ sinh sau mỗi lần chưng cất.

–  Thời gian chưng cất nhanh, có thể sản xuất nhiều loại tinh dầu.

– Có thể tuần hoàn tái sử dụng nước trong bồn ngưng tụ làm lạnh

– Không đòi hỏi vật liệu phụ như các phương pháp tẩm trích, hấp thụ.

Nhược điểm:

– Trong nước chưng luôn luôn có một lượng tinh dầu không nhỏ do không dùng hóa chất, nhưng có thể chưng cất lần hai để lấy được tối đa lượng tinh dầu đã phân tán và hòa tan.

Lưu ý:

Bạn có thể thu hồi thêm tinh dầu từ nước chưng, hường tinh dầu trong nước chưng nằm dưới hai dạng phân tán và hòa tan. Dạng phân tán thì có thể dùng phương pháp lắng hay ly tâm, còn dạng hòa tan thì phải chưng cất lại. Nếu trọng lượng riêng của tinh dầu và nước quá gần nhau thì có thể thêm NaCl để gia tăng tỉ trọng của nước làm tinh dầu tách ra dễ dàng.

Bài viết cùng chủ đề:

 – Công dụng và cách làm tinh dầu tỏi chống ung thư bằng phương pháp chưng cất 

 – Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất tinh dầu

 – Hướng dẫn chi tiết quy trình chưng cất Tinh dầu Sả 

 

Quy trình chưng thu tối đa lượng tinh dầu trong hoa Hồi

Quy trình chưng cất tinh dầu hồi với cách thức tận thu tối đa dầu từ nguồn nguyên liệu theo nghiên cứu mới nhất của đội ngũ kỹ thuật viên của KAG Việt Nam. Vì đặc trưng của hồi khác với đa số các loại nguyên liệu khác nên quy trình chưng cất tinh dầu cũng khác, bên cạnh đó, các kỹ thật viên của KAG Việt Nam nghiên cứu được hàm lượng tinh dầu trong quả hồi tươi và quả hồi khô cũng khác nhau, giúp cho việc tận thu được nhiều tinh dầu hơn. Dưới đây là Quy trình chưng cất Tinh dầu Hồi đạt hiệu quả cao nhất theo nghiên cứu của KAG Việt Nam, thiết bị sử dụng là Nồi chưng cất tinh dầu 3 lớp inox 304.

Xử lý nguyên liệu

Sau khi lấy về, quả Hồi được xử lý sơ qua nhằm loại bỏ các tạp chất như lá, cành vụn, vỏ cây, đất cát … Trong quả Hồi tươi, bộ phận cánh có hàm lượng tinh dầu cao nhất, từ 14 – 20%, tiếp đố là phần cuống, từ 5 – 6%. Bởi vậy, nếu sử dụng làm nguyên liệu sản xuất tinh dầu thì không nên loại bỏ cuống của quả Hồi.

Hoa hồi tươi là nguyên liệu tốt nhất để làm tinh đầu hồi

Hoa hồi tươi là nguyên liệu tốt nhất để làm tinh đầu hồi

Đa số các quy trình hướng dẫn làm tinh dầu hồi đều nói nên phơi khô hoặc sấy khô quả Hồi, tuy nhiên quá trình sấy đã làm tổn thất một lượng tinh dầu không nhỏ (8 – 9 % lượng tinh dầu của quả Hồi), nếu với mục đích sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất tinh dầu thì không nên tiến hành sấy khô nguyên liệu.

Lưu ý, các dạng nguyên liệu từ quả hồi khô nên được ngâm trước khi chưng cất 12 – 14 giờ.

Cán dập

Sau khi xử lý, nguyên liệu quả Hồi dùng để chưng cất nên được cán dập. Công việc cán dập quả Hồi sẽ được thực hiện trên máy nghiền nguyên liệu. Hồi nghiền nhỏ được cho là nguyên liệu phù hợp nhất để chưng cất tinh dầu. Khi cán dập sẽ rút ngắn được thời gian chưng cất và tăng khối lượng riêng đổ đống của nguyên liệu, thời gian chưng cất nên chứng cất từ 360 (với quả khô) đến 480 (đối với quả tươi) để cất kiệt, cất triển để tinh dầu có trong quả hồi.

máy nghiền dược liệu, nguyên liệu

Máy nghiền nguyên liệu Hồi, máy nghiền nhỏ

Chưng cất

Đưa nguyên liệu đã phơi khô vào nồi cất sẽ có các khay chứa nguyên liệu. Lưu ý, trước khi cho nguyên liệu vào nồi cần để ý có lẫn cỏ dại hay loại lá khác không, cần loại bỏ ngay để tránh ảnh hưởng đến chất lượng tinh dầu. Tỉ lệ nguyên liệu chưng cất 180-200kg nguyên liệu/ dung tích nồi 1000 lit. Thời gian chưng cất 2,5-3h/mẻ.

Thời gian chưng cất: 480 phút đối với quả tươi nghiền nhỏ và quả khô cán dập, và 360 phút đối quả khô nghiền mịn. Còn khi chưng cất bằng hơi nước bảo hòa ở 140 độ C, thời gian cất kiệt được rút ngắn từ 10 – 25 % so với thời gian cất kiệt ở áp suất thường (100 độ C). Sau thời gian chưng cất, lượng tinh dầu thành phẩm sẽ bay hơi cùng với nước qua ống dẫn hơi và đến bồn làm lạnh ngưng tụ, cần khống chế nhiệt độ nước làm lạnh trong khoảng 35 – 40 độ C.

Bã tinh dầu hồi sẽ được phơi khô để làm nhiên liệu đốt hoặc làm phân bón, xem thêm Mô hình trồng sả lấy tinh dầu kết hợp làm giá thể nấm rơm tại Tiền Giang

Xử lý sản phẩm tinh dầu

Tinh dầu Hồi thu được trong quá trình chưng cất vẫn còn lẫn nước cất. Mặc dù với hàm lượng không đáng kể, nhưng nước sẽ làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng của tinh dầu Hồi.

Bởi vậy sau khi chưng cất xong, tinh dầu Hồi phải được khử bỏ nước bằng cách để lắng yên một ngày đêm trong phu chiết, tách bỏ lớp nước phía dưới. Để dễ dàng hơn cho quá trình phân lớp, có thể cho thêm một ít muối ăn để làm tăng tỷ trọng của nước còn lẫn trong tinh dầu. Tách bỏ lớp nước phía dưới. Lớp tinh dầu còn lại phía trên phểu chiết vẫn còn chứa lẫn một lượng nước rất ít và sẽ được khử bỏ nốt bằng cách xử lý với sulphat natri khan trong bình khử.

Sấy và lọc tinh dầu Hồi đóng chai

Tinh dầu thu được sẽ đem sấy khô và bảo quản trong bình kín. Tinh dầu hoa Hồi được khử hết nước, có màu sáng, được đóng chai bảo quản bằng dây chuyền chiết rót, đóng nắp của KAG Việt Nam.

Công ty CP Công nghệ KAG Việt Nam
Địa chỉ 115 ngõ 509 Vũ Tông Phan, Thanh Xuân, Hà Nội
Email kagtechvn@gmail.com
Website maythucphamkag.com

Tận thu tối đa nguồn lợi của cây sả và phế phẩm tinh dầu sả

Cây sả mang lại lợi ích về môi trường vì là loại cây trồng thích nghi với nhiều loại đất và có thể trồng ở nhiều loại địa hình khác nhau. Bên cạnh đó, bộ rễ phân bố rộng nên có khả năng hút nước, giữ nước tốt, có tác dụng giữ đất, chống xói mòn, rửa trôi hiệu quả. Vì thế, cây sả không chỉ thích ứng nơi hạn hán vùng đồi núi miền Bắc, mà còn chịu được trong điều kiện ngập mặn ở Tiền Giang hoặc Vĩnh Long, cho năng suất cao và mùi hương tinh dầu khá đặc biệt. Chu kỳ kinh tế của cây sả kéo dài, trồng một lần thu hoạch từ 3 – 4 năm. Hiệu quả từ trồng sả cao, gấp 7 – 8 lần so với trồng lúa. Theo tính toán, lợi nhuận thu được từ lá và củ dao động từ 90 – 110 triệu đồng/ha. Trên diện tích thâm canh 20 ha trồng sả, một nhà máy sản xuất tinh dầu sẽ thu lợi nhuận từ 1,5 – 1,6 tỉ đồng/năm.

Tổng hợp quy trình khép kín “trồng sả – thu tinh dầu – sử dụng phế phẩm nông nghiệp từ sả” có thể mang lại hiệu quả kinh tế khoảng 143,6 triệu đồng/năm/ha. Nghề trông sả – sản xuất tinh dầu đang được nhiều địa phương hưởng ứng và đẩy mạnh. Theo chuyên gia nông nghiệp, cần có quy hoạch vùng sản xuất đủ lớn và liên kết cùng doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Có như vậy, việc tích tụ ruộng đất trồng sả mới thực sự đem lại hiệu quả và phát triển bền vững.

KAG Việt Nam đã kết hợp giữa phương pháp truyền thống và hiện đại trong Máy chưng cất tinh dầu sả, được hoàn thiện theo nhiều công suất từ mini tới công nghiệp để phục vụ nhu cầu của người dân. Theo đó, thiết bị sử dụng công nghệ chưng cất lôi cuốn hơi nước kèm hệ thống cảm biến nhiệt lượng và rơ le tự ngắt, giúp giảm lượng điện tiêu thụ đồng thời gia tăng năng suất tinh dầu trong quá trình sản xuất. Nhà anh Vinh (xã Phù Đông) chia sẻ, “trước đây tôi sử dụng nồi nấu tinh dầu 1 lớp không cách nhiệt vô cùng vất vả, thời tiết nắng nóng mà còn dùng lá sả, củi, than để đốt rất vất vả mà chất lượng tinh dầu không đảm bảo. Từ khi nhà tôi chuyển sang dùng nồi nấu tinh dầu sả bằng điện, chất lượng tinh dầu tốt hơn, không bị cực khổ, nóng nực như trước vì nồi nấu tinh dầu 3 lớp cách nhiệt lại dùng điện tự động.”

Hệ thống Nồi chưng cất tinh dầu dung tích 1000L

Hệ thống vỉ lưới dưới đáy nồi giúp ngăn không bị lọt các nguyên liệu nhỏ

> Nồi chưng cất tinh dầu – Báo giá nồi chưng cất tinh dầu

> Dây chuyền chiết rót và đóng nắp chai tinh dầu thủy tinh

Sau khoảng 4 – 5 tiếng sau khi chiết suất tinh dầu xong, bã sả được đổ bỏ đi để chuẩn bị cho mẻ nguyên liệu mới đưa vào nồi. Sử dụng nguồn bã thải làm nguyên liệu hữu cơ để sản xuất phân bón vi sinh, hạn chế sử dụng phân bón hóa học hoặc làm giá thể trồng nấm… Phân hữu cơ vi sinh lại được sử dụng cho cây sả và các cây trồng khác, trả lại lượng dinh dưỡng lấy đi từ đất. Ngoài ra trong bã thải sau chưng cất còn tồn tại một lượng nhỏ tinh dầu, có khả năng xua đuổi côn trùng hiệu quả. Bên cạnh đó, việc tận dụng phế liệu của quá trình sản xuất tinh dầu và nguồn bã thải sau trồng nấm để làm giá thể phục vụ trồng hoa, rau sạch còn góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, giúp cải thiện chất lượng đất trồng và hạn chế dịch bệnh.

Với việc sử dụng để trồng nấm, trung bình 10 tấn lá sả sau khi chiết xuất tinh dầu sẽ thải ra khoảng 10 tấn phế phẩm. Phế phẩm này được dùng làm giá thể trồng nấm, sau khoảng 30 ngày là có thể thu hoạch được. Với quy trình khép kín và đồng bộ, việc trồng nấm bằng bã thải của lá sá rất đơn giản và cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với các phương pháp truyền thống.

Mô hình trồng nấm từ bã thải lá sả sau chiết xuất tinh dầu có nhiều ưu điểm do tận dụng được lá sả bỏ đi, sản phẩm sản xuất ra không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, được chưng cất ở nhiệt độ cao nên giá thể trồng nấm không còn mầm bệnh. Trung bình sau khi trồng khoảng 1 tháng, 10 tấn bã thải lá sả sẽ cho thu hoạch khoảng 1 tấn nấm, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người trồng nấm.

Mô hình khép kín này được áp dụng tại nhiều địa phương, đặc biệt ở Tiền Giang, mô hình trồng sả – nấu tinh dầu – trồng nấm, làm phân bón hưu cơ được người dân phát triển mạnh, tận dụng tối đa phế phẩm nông nghiệp, vừa đảm bảo môi trường vừa tăng năng suất chất lượng nông sản.

> Đọc thêm bài viết Để đưa sản phẩm tinh dầu ra thị trường cần tuân thủ những quy định nào

> Đọc thêm bài viết Đak Lak: Nghề trồng và Sản xuất tinh dầu Quế nâng cao thu nhập cho bà con

Liên hệ Công ty Công Nghệ KAG Việt Nam

Hotline 090-468-5252

Địa chỉ số 115 ngõ 509 Vũ Tông Phan, Thanh Xuân, Hà Nội

Website www.maythucphamkag.com

Đak Lak – Phát triển kinh tế bằng nghề Chưng cất tinh dầu Sả

Hiện nay, nhiều hộ gia đình đình ở các huyện nghèo của tỉnh Đắk Lắk đã và đang tận dụng diện tích đất cằn cỗi, đồi núi để trồng sả. Cây sả dễ trồng và dễ nhân giống, góp phần xóa đói, giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân. Thậm chí những người từ các tỉnh khác như TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương cũng chọn Đak Lak để phát triển mô hình trồng và sản xuất tinh dầu Sả.

Những năm gần đây, sản phẩm tinh dầu nói chung và tinh dầu sả nói riêng có nhu cầu sử dụng tăng cao. Tây Nguyên, với điều kiện đất đai thổ nhưỡng tốt, rất thuận lợi cho cây sả sinh trưởng, phát triển nên diện tích trồng sả ngày càng tăng cao đặc biệt là Đắk Lắk – địa phương có diện tích trồng sả lớn, khắp các huyện: M’Đrắk, Ea Kar, Buôn Đôn, Ea Súp

Thu hoạch sả của bà con – Ảnh: M.N

Trung bình một tấn sả cho 1,8 đến 2L tinh dầu, với tỉ lệ tương đối cao 0,7 – 1,5% tùy thuộc vào chất lượng nguyên liệu sả đầu vào. Theo chia sẻ của người dân nơi đây, giá bán hiện nay rơi vào khoảng 1 triệu đồng/lít tinh dầu, sau khi trừ hết các chi phí các cơ sở nấu tinh dầu thu về từ 10 đến 12 triệu đồng/ngày. Ông Huỳnh Văn Bẩy – một hộ sản xuất tinh dầu ở Ea Kar chia sẻ quy trình sản xuất tinh dầu như sau, lá sả tươi được thu mua về rồi phơi khô, sau đó bỏ vào bồn chứa liệu, chưng cất từ 2,5 – 3 tiếng có được hỗn hợp tinh dầu lẫn nước. Hỗn hợp này  được tách bằng thiết bị phân ly. Tinh dầu thu được sẽ đem sấy khô và bảo quản trong bình kín tối màu.

Với hệ thống chiết suất tinh dầu của KAG, chưng cất tinh dầu sả sẽ dễ dàng hơn với các lò chưng cất lớn nhỏ từ 50L, 100L, 500L… sử dụng gas hoặc điện tự động, giảm bớt sức lao động. Phần bồn chứa liệu được thiết kế 3 lớp và có khay lưới chống dính cháy ở đáy, đảm bảo giữ nguyên vẹn hương thơm tự nhiên và tinh chất trong nguyên liệu sả. Xem thêm Thông tin sản phẩm Nồi chưng cất tinh dầu.

Đây là một nghề mới, dễ thực hiện bởi trồng sả đầu tư không đáng kể, cây sả chịu được nắng hạn gay gắt ở vùng gò đồi, rất phù hợp với các tỉnh Tây Nguyên. Ở Đắk Lắk nhiều địa phương có diện tích đất cằn sỏi đá, không phù hợp với các cây trồng khác, đặc biệt trong hoàn cảnh giá các loại cây như tiêu, cà phê, cao su… giảm mạnh. Việc trồng sả cũng như sản xuất tinh dầu từ cây sả mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp bà con nông dân có thêm thu nhập, từng bước ổn định đời sống.

Liên hệ CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ KAG VIỆT NAM
Hotline/zalo: 0904685252
Website: www.maythucphamkag.com
Địa chỉ: Số 115/509 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Xem thêm bài viết cùng chủ đề:

 – Hướng dẫn chi tiết Quy trình Chưng cất tinh dầu Sả bằng Nội Chưng Cất Tinh Dầu KAGVN

Thủ tục cấp Giấy Chứng nhận đủ điều kiện sản xuất tinh dầu

Để đưa sản phẩm tinh dầu ra thị trường cần những thủ tục nào

Cách chọn mua Nồi chưng cất – Chia sẻ kinh nghiệm

Các sản phẩm Chưng cất tinh dầu đa dạng công suất

Bảng báo giá thiết bị chưng cất tinh dầu KAG Việt Nam

Có nhiều phương pháp để sản xuất tinh dầu nhưng phương pháp phổ biến và dễ thực hiện nhất là phương pháp chưng cất tinh dầu bằng hơi nước, để sản xuất tinh dầu tự nhiên với tỉ lệ chiết xuất cao cần có hệ thống nồi chưng cất chất lượng tốt, đảm bảo chất lượng tinh dầu không lẫn các tạp chất từ nồi chưng cất. KAG Việt Nam là một trong những đơn vị sản xuất và kinh doanh nồi chưng cất tinh dầu đàng đầu thị trường về chất lượng và giá thành sản phẩm.

Tinh dầu là gì

Tinh dầu là hỗn hợp các hợp chất hữu cơ có mùi thơm, là mùi của cấu tử có nhiều trong tinh dầu (cấu tử chính). Ví dụ: mùi của tinh dầu hoa hồng là mùi của phenyl etilic (cấu tử chính), mùi của tinh dầu hoa nhài là mùi của jasmin, mùi của tinh dầu chanh là mùi của limonen (chiếm khoảng 90% trong tinh dầu chanh). Đa số tinh dầu thường rất dễ bay hơi với hơi nước, có mùi thơm, không hòa tan trong nước và khối lượng riêng thường nhỏ hơn nước. Có một vài tinh dầu có khối lượng riêng lớn hơn nước như tinh dầu quế, tinh dầu đinh hương…

Các phương pháp chưng cất tinh dầu

– Phương pháp hóa lý là chưng cất bằng nồi chưng cất tinh dầu và trích ly (trích ly có thể dùng dung môi bay hơi hoặc dung môi không bay hơi

+ Chưng cất với nước

+ Chưng cất bằng hơi nước không có nồi hơi riêng

+ Chưng cất bằng hơi nước có nồi hơi riêng

– Phương pháp cơ học dùng các quá trình cơ học để khai thác tinh dầu như ép, bào nạo. Phương pháp này chủ yếu dùng để tách tinh dầu trong vỏ các loại quả như cam, chanh, quýt… Trong loại nguyên liệu này, tinh dầu nằm trong những túi tế bào ở bề mặt ngoài. Khi dùng lực cơ học tác dụng vào vỏ quả, tinh dầu sẽ thoát ra. Tinh dầu sản xuất bằng phương pháp này có chất lượng cao hơn phương pháp chưng cất, có mùi thơm tự nhiên của nguyên liệu, tuy nhiên hiệu suất thấp.

– Phương pháp kết hợp là phương pháp chiết suất tinh dầu kết hợp giữa quá trình hóa lý và quá trình cơ học, hoặc sinh hóa (lên men) và cơ học, hoặc sinh hóa và hóa lý. Ví dụ, trong quả vani, tinh dầu ở dạng liên kết glucozit nên dùng enzym để thủy phân, phá hủy liên kết này rồi sau đó dùng phương pháp chưng cất (hóa lý) để lấy tinh dầu.

– Phương pháp sử dụng CO2 lỏng sử dụng co2 hóa lỏng để sản xuất tinh dầu, đây là phương pháp mới nhất hiện nay. Để thực hiện phương pháp này, nguyên liệu được đặt trong một thùng kín, CO2 hóa lỏng được bơm vào trong thùng, cùng với áp suất và nhiệt độ thích hợp, CO2 giúp cho nguyên liệu chiết suất ra các chất thơm. Sau khi hoàn thành quá trình, co2 trở về trạng thái khí và tự tiêu tan, giữ lại hoàn toàn tinh dầu nguyên chất.

Báo giá Nồi chưng cất tinh dầu bằng hơi nước thương hiệu KAG Việt Nam

Có nhiều phương pháp sản xuất tinh dầu nhưng phố biến nhất vẫn là phương pháp chưng cất hơi nước bởi năng xuất chiết suất tinh dầu tương đối lớn và giá thành hệ thống chưng cất tinh dầu phù hợp với đa số các cơ sở sản xuất tinh dầu từ thủ công tới công nghiệp, từ quy mô hộ gia đình cho tới quy mô cơ sở lớn.

STT

Dung tích

Giá

1 Nồi Chưng cất Tinh dầu 50L  VND          14,500,000

2

Nồi Chưng cất Tinh dầu 100L  VND          23,000,000

3

Nồi Chưng cất Tinh dầu 300L  VND          50,000,000

4

Nồi Chưng cất Tinh dầu 500L Liên hệ Hotline

090 468 5252

5

Các dung tích khác

Trên đây là bảng báo giá Nồi chưng cất tinh dầu của công ty Công Nghệ KAG Việt Nam, ngoài các thiết bị sản xuất tinh dầu, KAG Việt Nam chuyên cung cấp các thiết bị chưng cất rượu, chế biến thực phẩm

Liên hệ Công ty Công Nghệ KAG Việt Nam

Hotline 090 468 5252

Website www.maythucphamkag.com

Địa chỉ số 115 ngõ 509 Vũ Tông Phan, Thanh Xuân, Hà Nội

Xem thêm bài viết cùng chủ đề Nồi Chưng Cất Tinh Dầu:

 – Hướng dẫn chưng cất một số loại tinh dầu phổ biến

 – Các phương pháp Sản xuất Tinh Dầu hiện nay

 – Điểm danh 5 loại Tinh Dầu đắt nhất thế giới

 – Quy trình Chưng cất tinh dầu Sả, Cách Chiết suất tinh dầu Oải Hương Larvender

 – Các giấy tờ, thủ tục mỗi Cơ sở Sản xuất Tinh dầu cần biết

Điểm tên 5 Tinh Dầu đắt đỏ nhất thị trường

Một chai tinh dầu dung tích 30ml có giá tiền vài chục triệu đồng? Cùng tìm hiểu vì sao mà chúng lại đắt và công dụng của chúng là gì mà có giá lớn như vậy nhé.

1. Tinh dầu Champaca

Tinh dầu Champaca được chiết xuất từ hoa Champaca (hay còn gọi là Hoàng ngọc lan), được coi là một trong những loại cây linh thiêng nhất của Ấn Độ, có mùi thơm ngọt dịu nên được sử dụng như một phương pháp để chữa trầm cảm và giảm căng thẳng, chóng mặt hoặc đau đầu. Tinh dầu Hoàng Ngọc Lan dường như là một trong những sản phẩm tốt nhất khi nói đến mục đích y học vì đặc tính tái tạo, giúp làm lành vết thương, chữa trị mụn trứng cá, đốm, nếp nhăn…

Tinh dầu Champaca được coi là vua của tất cả các loại tinh dầu vì không chỉ được sử dụng trong y học mà trong công nghệ chế tạo nước hoa, Champaca có mặt trong hầu hết những lọ nước hoa đắt tiền. Và để sở hữu một lọ tinh dầu Champaca bạn cần bỏ ra hơn 51 triệu đồng cho 30 ml tinh dầu.

2. Tinh dầu Tuberose

Tuberose còn gọi là Dạ Lai Hương (thơm ban đêm) hoặc vũ lai hương (thơm lúc mưa), là một loài hoa đặc biệt, nở về đêm, có khả năng tỏa hương về ban đêm với mùi hương ngào ngạt. Tinh dầu Tuberose có đặc tính giải tỏa tâm trạng, giúp giảm bớp căng thẳng, ngoài ra, tinh dầu còn thúc đẩy tâm trạng con người trở nên tự tin, quyết đoán hơn, rất có ích cho những người cai nghiện ma túy.

Tinh dầu Tuberose Absolute có mức giá rất cao, hơn 35 triệu đồng cho 30ml.

3. Tinh dầu Frangipani

Frangipani được gọi là hoa sứ, đây là một loài quý hiếm, chỉ tìm thấy trên quần đảo Comoros ở Pháp. Quá trình chưng cất tinh dầu Frangipani rất phức tạp để lưu giữ trọn vẹn hương thơm độc đáo của loài hoa này. Đây cũng là một trong số những nguyên liệu quan trọng và đắt tiền trong công thức nước hoa của các nhãn hàng nổi tiếng trên thế giới. Bên cạnh nước hoa, tinh dầu Frangipani nguyên chất cũng có công dụng chữa bệnh, giảm căng thẳng và viêm . Giá của một lọ 30ml tinh dầu này gần bằng tinh dầu Tuberose, khoảng 34,7 triệu đồng .

4. Tinh dầu hoa Cannabis

Cannabis Essential Oil còn được biết đến với tên gọi tinh dầu Hoa Cần sa , hay tinh dầu gai dầu. Hoa Cần Sa được sử dụng phổ biến trong mỹ phẩm, nước hoa, xà phòng và nến vì mùi thơm dễ chịu, thư giãn của nó. Cannabis cũng được sử dụng để tạo hương vị cho một số thực phẩm hoặc đồ uống. Tinh dầu cây cần sa cannabis có rất nhiều công dụng trong y học và làm đẹp. Có thể điều trị các tình trạng viêm như dị ứng da, bệnh chàm và bệnh vẩy nến. Tinh dầu còn giúp cải thiện da bị kích thích, tăng cường sự phát triển của tóc và móng tay.  Cần sa được biết tới với công dụng chữa bệnh, như giảm viêm, kích ứng da hoặc mất cân bằng nội tiết tố… nhưng khi sử dụng bạn nên nghe theo lời chỉ dẫn của bác sĩ. Tinh dầu này không được bày bán phổ biến, để sở hữu 30ml bạn phải bỏ ra 1000 USD, tương đương 24 triệu đồng.

5. Tinh dầu Trầm Hương

Tinh dầu trầm hương là một loại dầu rất hiếm và được đánh giá cao về hương thơm cũng như công dụng chữa bệnh. Đúng với tên gọi, nó được chiết xuất từ ​​gỗ trầm hương, được liệt kê là một loài gỗ quý hiếm, là một trong những nguyên liệu thô đắt nhất thế giới.

Cây trầm hương cần có thời gian dài để phát triển và chúng chỉ được tìm thấy ở các khu vực bị rừng nhiệt đới của các quốc gia như Ấn Độ, Việt Nam, Papua New Guinea và một số khác. Tinh dầu có màu nâu đỏ đậm, khi xông đốt có hương gỗ ấm áp và dịu nhẹ, được ưa chuộng để làm nguyên liệu nước hoa và ứng dụng vào ngành công nghiệp mỹ phẩm, giúp phòng bệnh ung thư, làm đẹp da, sáng mắt, cường dương. Làm dịu vết thương côn trùng cắn, sát khuẩn, chữa hen xuyễn, đau ngực, nôn mửa, trấn tĩnh, giải stress, pha chế nước hoa, xông tinh dầu cho không gian thờ cúng.

Bởi giá trị của trầm hương rất cao nên tinh dầu trầm hương cũng rất đắt. Một lọ nhỏ 10ml tinh dầu nguyên chất có giá đến 3.500.000 đồng.

Ngoài 5 loại tinh dầu kể trên, còn rất nhiều loại tinh dầu khác có giá trị kinh tế cao như tinh dầu Hoa Hồng, tinh dầu Oải Hương, tinh dầu Sả… Với nhu cầu sử dụng ngày một nhiều, và giá trị sử dụng của những sản phẩm tinh dầu là rất lớn, ngành sản xuất tinh dầu đang dần trở nên phát triển với sự đa dạng về nguyên liệu, hương liệu, các thức chiết suất… KAG cung cấp các thiết bị chưng cất tinh dầu từ mini tới công nghiệp, với chất lượng tốt và giá thành hợp lý, Nồi chưng cất tinh dầu KAG dùng cho phương pháp chưng cất phổ biến nhất để chưng cất được hầu hết các loại nguyên liệu như sả, chanh, quế, hoa hồng, tràm trà… Các bạn có thể liên hệ theo số hotline 090 468 5252

Liên hệ Công ty Công Nghệ KAG Việt Nam

Hotline 0904685252

Địa chỉ số 115 ngõ 509 Vũ Tông Phan, Thanh Xuân, Hà Nội

Website https://maythucphamkag.com/noi-chung-cat-tinh-dau-tu-mini-den-cong-nghiep

Xem thêm bài viết cùng chủ đề:

 – Thiết bị chưng cất tinh dầu uy tín, chất lượng

 – Hướng dẫn chưng cất một số loại tinh dầu phổ biến ở Việt Nam

 – Sản xuất Tinh dầu đi đầu xu hướng

 – Các phương pháp chiết suất tinh dầu hiện nay

SẢN XUẤT TINH DẦU NHƯ THẾ NÀO? TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT SẢN XUẤT TINH DẦU (P3)

III. Một số qui trình sản xuất tinh dầu:
Qui trình sản xuất tinh dầu sả:

Nguyên liệu là lá sả tươi đạt độ chín kỹ thuật, tức là lúc đầu lá (tính từ ngoài vào) đã khô từ 5 ÷ 10 cm thì cắt, sau khi cắt xong lá sã được phơi héo đến độ ẩm còn 50 % so với ban đầu. Ở độ ẩm này, lá sã bảo quản được một số ngày ở nơi cất, hơn nữa, cất lá sả héo sẽ giảm được 35 % nhiên liệu và 27 % thời gian chưng cất. Trước khi đưa lá sả vào nồi cất, cần chú ý loại các tạp chất như cỏ rác lẫn vào trong quá trình thu hái. Nguyên liệu nạp vào nồi cất phải đảm bảo từ 180 ÷ 200 kg/m3 thể tích thiết bị, thời gian chưng cất (lá héo) từ 2 ÷2,5 giờ. Bả sau khi chưng cất được đem phơi khô để làm nhiên liệu. Hơi tinh dầu và nước sẽ vào thiết bị ngưng tụ, cần khống chế nhiệt độ nước làm lạnh trong khoảng 35 ÷ 40C. Hỗn hợp tinh dầu và nước sẽ được tách ra bằng thiết bị phân ly, nước chưng sẽ được đưa vào bể xử lý để tách tinh dầu loại II. Tinh dầu thô được lắng để tách tạp chất lớn và được làm khô bằng Na2SO4khan, lượng Na2SO4 tùy thuộc vào hàm lượng nước trong tinh dầu sả, thường thì 25 ÷ 50 gam/kg tinh dầu. Sau đó tinh dầu được đem lọc để tách Na2SO4 ra, Na2SO4 tách ra được đem rửa hai lần bằng nước ấm rồi cho vào túi vải bỏ vào nồi chưng cất để tận thu tinh dầu. Sau đó đem sấy khô và bảo quản trong bình kín. Tinh dầu sả khử hết nước có màu sáng, được đóng chai bảo quản.

Sơ đồ công nghệ:

tinh dầu sả

Qui trình sản xuất tinh dầu bạc hà:

Qui trình công nghệ sản xuất tinh dầu bạc hà tương tự như qui trình sản xuất tinh dầu sả, song cần chú ý một số điểm sau:

Thường thì cứ 1 m3 nồi cất nạp từ 100 ÷ 125 kg lá bạc hà khô ( đã phơi trong râm mát từ 1 ÷ 3 ngày). Tốc độ chưng cất điều chỉnh sao cho ít nhất 5 % thể tích nồi cất trong một giờ. Thời gian chưng cất 2,5 ÷ 3 giờ cho một mẻ, nhiệt độ dịch ngưng từ 30÷350C. Tinh dầu bạc hà sau cất được đem đi lắng, làm khô sẽ có màu vàng, hơi xanh, trong suốt, không vẫn đục.

Qui trình công nghệ sản xuất tinh dầu quế:

Sơ đồ công nghệ:

tinh dầu quế

Nguyên liệu dùng để cất tinh dầu quế có thể cành, lá hoặc vỏ quế vụn. Nếu dùng cành, lá thì nên cất ở dạng tươi vì nố sẽ cho màu sắc sản phẩm đẹp hơn. Nếu nguyên liệu là vỏ quế vụn thì trước khi cất nên nghiền (lọt sàng 3 mm), nếu là cành, lá thì phải băm nhỏ. Phần nước chưng sau khi phân ly có thể cho hồi lưu trở lại nồi cất để tận thu tinh dầu. Nguyên liệu chỉ cho 1/10 đến 2/10 thể tích nồi cất, nếu không sẽ có hiện tượng trào bọt qua vòi voi. Thời gian chưng cất khoảng 2,5 ÷ 3 giờ. Tinh dầu quế nặng hơn nước nên phải dùng thiết bị phân ly thích hợp. Tinh dầu quế thành phẩm có màu vàng nâu, trong suốt.

Qui trình công nghệ sản xuất tinh dầu cam, chanh, quýt:

Sản xuất tinh dầu cam, chanh, quýt bằng phương pháp trích ly: Nguyên liệu là vỏ cam, chanh, quýt, nếu cần bảo quản để sản xuất lâu dài thì nghiền nhỏ (10*6 mm) và ngâm trong dung dịch muối ăn 25 %.

Nguyên liệu được ngâm trong cồn thực phẩm 80 %V trong thùng nhôm, sau 48 giờ, chiết ra và thay bằng cồn cao độ hơn (90 ÷ 94 %V), ngâm tiếp trong 24 giờ, tỉ lệ cồn và vỏ sao cho đủ để ngập hết vỏ trong thùng, cồn ngâm xong đem cất để lấy riêng từng phần. Phần đầu đục, để riêng ra để cất lại, phần kế đó trong, có mùi thơm là thành phẩm.

Loại có độ cồn 60 %V trở lên trộn chung lại để pha nước ngọt, loại 15 ÷ 60%V cho vào nồi cất để cất lại.

Sản xuất tinh dầu cam, chanh, quýt bằng phương pháp chưng cất: Cất tinh dầu cam, chanh, quýt tốt nhất là từ vỏ tươi. Trước khi cất cần nghiền nhỏ (2*2 mm), thời gian chưng cất 2,5 ÷ 4 giờ.

tinh dầu kag 1

Tinh dầu cam, chanh, quýt thu được bằng phương pháp này chứa nhiều tecpen và seckitecpen nên dễ bị oxy hóa ở điều kiện thường, do đó sau khoảng 5 tuần bảo quản đã có mùi khó chịu. Phải tách bớt tecpen và seckitecpen bằng cách hòa tan tinh dầu trong cồn cao độ (96 %V), tinh dầu sẽ hòa tan hoàn toàn, sau đó thêm nước cất vào để hạ nồng độ cồn đến 65 %V, các dạng tecpen sẽ không hòa tan ở cồn thấp độ nổi lên trên, lọc đi ta sẽ thu được tinh dầu không còn tecpen. Loại tinh dầu này có thể sử dụng trực tiếp để pha chế rượu mùi, nước giải khát mà không sợ đục.

Tinh dầu cam, chanh, quýt đã loại tecpen cần đóng trong các chai lọ có màu, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng, không khí.

IV. Thiết bị chưng cất tinh dầu

Với những loại nguyên liệu sản xuất tinh dầu phổ biến được sản xuất, phương pháp chưng cất được coi là phương pháp đơn giản mà hiệu quả. KAG xin được giới thiệu sản phẩm Nồi chưng cất tinh dầu, đây là một sản phẩm hoàn toàn phù hợp với quy mô từ hộ gia đình đến sản xuất công nghiệp

Thông số kỹ thuật:
– Điện áp: 220V/380V
– Dung tích: 50 lit – 100 lit
– Khối lượng thảo dược, dược liệu (kg/mẻ): tùy loại thảo dược
– Vật liệu: toàn bộ bằng inox 304
– Bảo hành: 1 năm
– Hãng sản xuất: KAG Việt Nam
Cấu tạo: Gồm 4 phần chính
– Nồi đun chưng cất
– Ống dẫn hơi
– Bình sinh hàn ngưng tụ
– Bình hứng, nơi dẫn tinh dầu thành phẩm ra ngoài

————-
Liên hệ KAG Việt Nam : Số 115, Ngõ 509, Vũ Tông Phan, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline/zalo: 0904.68.5252
Website https://maythucphamkag.com/noi-chung-cat-tinh-dau-tu-mini-den-cong-nghiep

 

SẢN XUẤT TINH DẦU NHƯ THẾ NÀO? TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT SẢN XUẤT TINH DẦU (p2)

>>> Xem Sản xuất tinh dầu như thế nào? Tổng quan về kỹ thuật sản xuất tinh dầu <<<
II. Kỹ thuật khai thác tinh dầu :

Tùy thuộc từng loại nguyên liệu và trạng thái của tinh dầu trong nguyên liệu (tự do hoặc kết hợp) mà người ta dùng các phương pháp khác nhau để tách chúng.

Các phương pháp tách tinh dầu cần phải đạt được những yêu cầu cơ bản như sau:

* Giữ cho tinh dầu thu được có mùi vị tự nhiên ban đầu,

* Qui trình chế biến phải phù hợp, thuận lợi và nhanh chóng,

* Phải tách được triệt để tinh dầu trong nguyên liệu, tổn thất tinh dầu trong quá trình chế biến và hàm lượng tinh dầu trong nguyên liệu sau khi chế biến (bã) càng thấp càng tốt,

* Chi phí đầu tư vào sản xuất là ít nhất.

Dựa vào các yêu cầu đã nêu trên, người ta thường dùng những phương pháp khai thác tinh dầu sau:

* Phương pháp hóa lý: chưng cất và trích ly ( trích ly có thể dùng dung môi bay hơi hoặc dung môi không bay hơi)

* Phương pháp cơ học: dùng các quá trình cơ học để khai thác tinh dầu như ép, bào nạo.

* Phương pháp kết hợp: khai thác tinh dầu bằng cách kết hợp giữa quá trình hóa lý và quá trình cơ học, hoặc sinh hóa (lên men) và cơ học, hoặc sinh hóa và hóa lý. Ví dụ, trong quả vani, tinh dầu ở dạng liên kết glucozit nên dùng enzym để thủy phân, phá hủy liên kết này rồi sau đó dùng phương pháp chưng cất (hóa lý) để lấy tinh dầu.

Tách tinh dầu bằng phương pháp chưng cất (hóa lý):

Những hiểu biết cơ bản về quá trình chưng cất tinh dầu:

Tinh dầu là một hỗn hợp gồm nhiều cấu tử tan lẫn vào nhau. Trong quá trình chưng cất, cùng với sự thay đổi thành phần của hỗn hợp lỏng có thể làm thay đổi thành phần của hỗn hợp hơi. Trong điều kiện áp suất không đổi, dung dịch lỏng mà ta thu được bằng cách ngưng tụ hỗn hợp hơi bay ra sẽ có thành phần cấu tử dễ bay hơi cao hơn so với chất lỏng ban đầu, nếu tiếp tục chưng cất thì càng ngày thành phần dễ bay hơi trong chất lỏng ban đầu càng ít và trong chất lỏng sau ngưng tụ càng nhiều. Nếu ngưng tụ theo thời gian thì ta có thể thay đổi thành phần của tinh dầu sau ngưng tụ so với thành phần của tinh dầu có trong nguyên liệu. Việc làm này nhằm mục đích nâng cao chất lượng tinh dầu. Ví dụ, yêu cầu của tinh dầu sả là hàm ượng xitronenlal phải >35% nhưng tinh dầu của ta thường chỉ đạt 32 %, do đó có thể dùng phương pháp chưng cất ngưng tụ theo thời gian để nâng cao hàm lượng xitronenlal trong tinh dầu sả.

Các dạng chưng cất tinh dầu: có 3 dạng chưng cất tinh dầu như sau:

* Chưng cất với nước: Nguyên liệu và nước cùng cho vào một thiết bị. Khi đun sôi, hơi nước bay ra sẽ cuốn theo tinh dầu, ngưng tụ hơi bay ra sẽ thu được hỗn hợp gồm nước và tinh dầu, hai thành phần này không tan vào nhau nên dễ dàng tách ra khỏi nhau.

Phương pháp này đơn giản, thiết bị rẻ tiền và dễ chế tạo, phù hợp với những cơ sở sản xuất nhỏ, vốn đầu tư ít. Tuy nhiên, phương pháp này còn một vài nhược điểm như hiệu suất thấp, chất lượng tinh dầu không cao do nguyên liệu tiếp xúc trực tiếp với thiết bị nên dễ bị cháy khét, khó điều chỉnh các thông số kỹ thuật như tốc độ và nhiệt độ chưng cất.

* Chưng cất bằng hơi nước không có nồi hơi riêng: Nguyên liệu và nước cùng cho vào một thiết bị nhưng cách nhau bởi một vỉ nồi. Khi đun sôi, hơi nước bốc lên qua khối nguyên liệu kéo theo tinh dầu và đi ra thiết bị ngưng tụ. Để nguyên liệu khỏi rơi vào phần có nước ta có thể lót trên vỉ 1 hay nhiều lớp bao tải tùy theo từng loại nguyên liệu. Phương pháp nay phù hợp với những cơ sở sản xuất có qui mô trung bình.

So với phương pháp trên, phương pháp này có ưu điểm hơn, nguyên liệu ít bị cháy khét vì không tiếp xúc trực tiếp với đáy thiết bị, các nhược điểm khác vẫn chưa khắc phục được. Phương pháp này thích hợp cho những loại nguyên liệu không chịu được nhiệt độ cao.

* Chưng cất bằng hơi nước có nồi hơi riêng: Phương pháp này phù hợp với những cơ sở sản xuất lớn, hơi nước được tạo ra từ một nồi hơi riêng và được dẫn vào các thiết bị chưng cất.

Phương pháp này cùng một lúc có thể phục vụ được cho nhiều thiết bị chưng cất, điều kiện làm việc của công nhân nhẹ nhàng hơn, dễ cơ khí hóa và tự động hóa các công đoạn sản xuất, khống chế tốt hơn các thông số công nghệ, rút ngắn được thời gian sản xuất. Ngoài ra, phương pháp này đã khắc phục được tình trạng nguyên liệu bị khê, khét và nếu theo yêu cầu của công nghệ thì có thể dùng hơi quá nhiệt, hơi có áp suất cao để chưng cất. Tuy nhiên, đối với một số tinh dầu trong điều kiện chưng cất ở nhiệt độ và áp suất cao sẽ bị phân hủy làm giảm chất lượng. Hơn nữa, các thiết bị sử dụng trong phương pháp này khá phức tạp và đắt tiền.

Những ưu nhược điểm chung của phương pháp chưng cất:

* Ưu điểm:

– Thiết bị khá gọn gàng, dễ chế tạo, qui trình sản xuất đơn giản,

– Trong quá trình chưng cất, có thể phân chia các cấu tử trong hỗn hợp bằng cách ngưng tụ từng phần theo thời gian,

– Thời gian chưng cất tương đối nhanh, nếu thực hiện gián đoạn chỉ cần 5-10 giờ, nếu liên tục thì 30 phút đến 1 giờ,

– Có thể tiến hành chưng cất với các cấu tử tinh dầu chịu được nhiệt độ cao.

* Nhược điểm:

– Không áp dụng phương pháp chưng cất vào những nguyên liệu có hàm lượng tinh dầu thấp vì thời gian chưng cất sẽ kéo dài, tốn rất nhiều hơi và nước ngưng tụ,

– Tinh dầu thu được có thể bị giảm chất lượng nếu có chứa các cấu tử dễ bị thủy phân,

– Không có khả năng tách các thành phần khó bay hơi hoặc không bay hơi trong thành phần của nguyên liệu ban đầu mà những thành phần này rất cần thiết vì chúng có tính chất định hương rất cao như sáp, nhựa thơm…

– Hàm lương tinh dầu còn lại trong nưóc chưng (nước sau phân ly) tương đối lớn,

– Tiêu tốn một lượng nước khá lớn để làm nhưng tụ hỗn hợp hơi.

Qui trình công nghệ chưng cất tinh dầu:

Tùy theo từng loại nguyên liệu mà qui trình chưng cất có những điểm khác nhau nhất định. Nhìn chung, qui trình chưng cất tinh dầu phải có những công đoạn cơ bản sau:

Trước khi sản xuất cần kiểm tra thật cẩn thận thiết bị chưng cất, chú ý xem nắp, vòi voi có kín không, phần ngưng tụ có bị tắc, rò rỉ không, sau đó tiến hành làm vệ sinh thiết bị.

Ba công đoạn cơ bản của quá trình chưng cất tinh dầu (chưng cất gián đoạn) gồm: nạp liệu, chưng cất, tháo bả.

* Nạp liệu: Nguyên liệu từ kho bảo quản được nạp vào thiết bị, có thể làm ẩm nguyên liệu trước khi nạp vào thiết bị để thuận lợi cho quá trình chưng cất. Việc nạp liệu có thể thực hiện bằng thủ công hoặc cơ giới, có thể nạp trực tiếp vào thiết bị hoặc nạp gián tiếp qua một giỏ chứa rồi cho vào thiết bị bằng tời hoặc cẩu. Nguyên liệu nạp vào thiết bị không được chặt quá làm cho hơi khó phân phối đều trong toàn bộ khối nguyên liệu và không được quá lỏng, quá xốp sẽ làm cho hơi dễ dàng theo những chỗ rỗng đi ra mà không tiếp xúc với toàn khối nguyên liệu. Đối với nguyên liệu lá, cỏ khi cho vào thiết bị có thể nén chặt, trước khi nén nên xổ tung để tránh hiện tượng rỗng cục bộ. Nạp liệu xong đóng chặt mặt bích nối thiết bị với nắp, nên vặn chặt theo nguyên tắc đối nhau để nắp khỏi chênh.

* Chưng cất: Khi bắt đầu chưng cất, mở van hơi cho hơi vào thiết bị, lúc đầu mở từ từ để đuổi không khí trong thiết bị và làm cho hơi phân phối đều trong toàn bộ khối nguyên liệu. Ngoài ra, mở từ từ van hơi để nguyên liệu không bị cuốn theo hơi gây tắc ống dẫn hỗn hợp hơi.

Trong quá trình chưng cất, cần chú ý điều chỉnh nhiệt độ dịch ngưng sao cho nằm trong khoảng 30-400C (bằng cách điều chỉnh tốc độ nước làm lạnh) vì nếu dịch ngưng quá nóng sẽ làm tăng độ hòa tan của tinh dầu vào nước và làm bay hơi tinh dầu. Để kiểm tra quá trình chưng cất kết thúc chưa người ta có thể dùng một tấm kính hứng một ít dịch ngưng, nếu thấy trên tấm kính còn váng dầu thì quá chưng cất chưa kết thúc.

* Tháo bả: Tháo nắp thiết bị, tháo vỉ trên rồi dùng tời kéo giỏ chứa bã ra, kiểm tra và châm thêm nước nếu cần thiết (nước châm thường là nước sau khi phân ly tinh dầu) rồi cất mẻ khác.

Hỗn hợp tinh dầu và nước được cho vào thiết bị phân ly. Sau phân ly ta được tinh dầu thô và nước chưng. Tinh dầu thô được xử lý để được tinh dầu thành phẩm, nước chưng cho ra bể tiếp tục phân ly để thu tinh dầu loại II

Hệ thống thiết bị chưng cất tinh dầu:

Gồm các bộ phận sau: thiết bị chưng cất, bộ phận tạo nhiệt cho TBCC, thiết bị ngưng tụ, thiết bị phân ly.

sơ đồ chưng cất

Hệ thống thiết bị chưng cất phải đảm bảo sao cho quá trình chưng cất được tiến hành nhanh chóng và thuận lợi, hỗn hợp hơi bay ra phải đảm bảo chứa nhiều tinh dầu, vì thế hệ thống phải có cấu tạo sao cho để hơi nước tiếp xúc đều trong toàn bộ khối nguyên liệu. Thiết bị phải có cấu tạo sao cho việc thao tác được dễ dàng và tốn ít lao động. Trong thực tế sản xuất, người ta thường dùng thiết bị chưng cất có dạng hình trụ, tỉ lệ giữa đường kính và chiều cao thiết bị (D/H) phụ thuộc vào loại nguyên liệu. Cụ thể như sau:

– D/H = 1 ÷1,7 : Đối với loại nguyên liệu lá, cành, thân nhỏ, hoa,

– D/H = 1 ÷ 2 : Đối với nguyên liệu hạt.

Trong công nghệ chưng cất tinh dầu, các thiết bị chưng cất thường có các dạng sau:

Loại I : Nguyên liệu được phân bố đều, hơi ra tập trung nhưng khó cho nguyên liệu vào,

Loại II: Không phổ biến, thường dùng để chưng cất hoa hồng (do tạo bọt nên phải có chiều cao), nguyên liệu cho vào dễ dàng nhưng diện tích đốt bé (nếu đốt ngoài trực tiếp),

Loại III: Tiện lợi khi chưng cất với nước vì diện tích sôi lớn nhưng năng suất không lớn lắm,

Loại IV: Dùng phổ biến nhất, có khả năng nâng cao năng suất thiết bị bằng cách kéo dài thiết bị, mở rộng dung tích dễ dàng.

Thường thì thể tích của thiết bị chưng cất khoảng 1,5 ÷15 m3. Tuy nhiên, nếu thể tích thiết bị lớn quá thì việc nạp liệu và tháo bả phải được cơ giới hóa để tiết kiệm thời gian. Ở nước ta, hiện nay các thiết bị chưng cất có thể tích < 3 m3 khối, do đó việc cung cấp nhiệt và vận hành khá dễ dàng.

Thiết bị chưng cất thường có các bộ phận sau:

* Nắp: có thể là hình chóp (I), chỏm cầu (II) hoặc elip

Nắp phải có cấu tạo sao cho hơi thoát ra được dễ dàng và nhanh chóng. Nếu hỗn hợp hơi nằm lâu trong thiết bị sẽ sinh ra hiện tượng quá nhiệt làm tinh dầu giảm chất lượng. Ngoài ra, nắp phải đảm bảo kín khi ghép với thân thiết bị. Giữa nắp và thân thiết bị có thể vặn chặt bằng bu lông có đệm. Tuy nhiên, cũng phải tốn thời gian để vặn khi tháo dỡ. Trong điều kiện chưng cất ở áp suất dư 20-30 mmHg thì người ta thường dùng van nước (III) là thích hợp hơn.

* Cổ nồi, vòi voi: Cổ nồi và vòi voi có thể là hai bộ phận riêng biệt hay chung, cổ nồi có hình dáng sao cho hướng hỗn hợp hơi ra nhanh. Đối với những loại nguyên liệu tạo bọt hoặc bụi trong khi chưng cất thì cổ nồi phải có bộ phận thay đổi tốc hơi và phải có thêm lưới chắn bụi. Các loại cổ nồi thường có hình dáng sau:

Chiều dài của vòi voi thay đổi từ 1,5-3 m, nghiêng về phía thiết bị ngưng tụ với độ dốc 1-3 độ, đường kính nhỏ dần để hỗn hợp hơi thoát ra dễ dàng. Chiều dài của vòi voi phải thích hợp, nếu ngắn quá sẽ tạo áp suất dư trong thiết bị, dài quá sẽ có hiện tượng ngưng tụ giữa chừng, hơi thoát ra chậm, ảnh hưởng đến tốc độ chưng cất và giảm chất lượng tinh dầu.

* Đáy nồi: Có cấu tạo giống nắp nồi, đáy nồi phải có cấu tạo sao cho việc tháo nước ngưng tụ được dễ dàng (nếu chưng cất gián tiếp). Trong trường hợp chưng cất trực tiếp thì đáy nồi phải có bộ phận phun hơi.

Nếu chưng cất với hơi nước mà không có nồi hơi riêng thì đáy nồi là bộ phận đốt nóng tạo hơi, do đó đáy nồi phải có cấu tạo sao cho diện tích truyền nhiệt lớn nhất.

* Vỉ nồi: Để đỡ khối nguyên liệu, giữ cho nguyên liệu khỏi rơi xuống đáy nồi làm tắc ống dẫn hơi, chiều dày của vỉ nồi từ 8 ÷10 mm, mặt vỉ được đột hoặc khoan lổ hoặc có thể được làm bằng những thanh sắt đan. Thường thì tiết diện các lổ vỉ bằng 1/2 diện tích của bề mặt vỉ.

* Ống phân phối hơi: Ống phân phối hơi thường có nhiều dạng khác nhau, có thể hình tròn, xoắn ốc hay chữ thập. Các lổ phân phối hơi bố trí so le thành 2 hàng hướng về phía đáy nồi cất để cho hơi phân phối đều và lổ khỏi bị tắc do nguyên liệu rơi vào. Tổng tiết diện các lổ phân phối hơi bằng 2 lần tiết diện ống phân phối hơi, tiết diện của ống phân phối hơi lấy bằng tiết diện của ống dẫn hơi vào thiết bị và được xác định theo lượng hơi nước cần thiết dùng để chưng cất trong 1 giờ. Tốc độ hơi ở đây thường là 20m/s.

Vật liệu làm nồi cất ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng tinh dầu thành phẩm, nhất là về màu sắc, một số muối kim loại tác dụng với tinh dầu sẽ cho màu khác với màu sắc tự nhiên của tinh dầu. Do đó vật liệu làm nồi cất phải không tác dụng hóa học với tinh dầu nhất là ở các bộ phận tiếp xúc trực tiếp với tinh dầu như cổ nồi, vòi voi..các bộ phận này phải được chế tạo bằng thép không rỉ hoặc sắt tráng men, các bộ phận khác (thân, đáy..) có thể làm bằng thép CT3.

Ngoài ra, trong quá trình chưng cất cũng cần phải chú ý một số điểm như sau:

– Tinh dầu dễ hấp thụ mùi lạ nên thiết bị chưng cất phải được làm vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt khi thay đổi nguyên liệu cần phải làm vệ sinh TB thật kỹ lưỡng để không còn mùi của nguyên liệu trước, thường thì dùng hơi để xông vào TB để đuổi hết mùi lạ. Tinh dầu chứa các axit hữu cơ sẽ gây ăn mòn TB, do đó khi ngừng sản xuất phải tháo hết nước ngưng tụ và làm khô thiết bị,

– Thiết bị phải được cách nhiệt tốt để tiết kiệm năng lượng.

–> Thiết bị ngưng tụ: Hỗn hợp hơi tinh dầu và nước từ thiết bị chưng cất qua vòi voi vào thiết bị ngưng tụ, ở đây hỗn hợp hơi sẽ truyền ẩn nhiệt bốc hơi cho nước lạnh và ngưng tụ thành nước. Thiết bị ngưng tụ thực hiện hai nhiêm vụ: ngưng tụ hỗn hợp hơi thành lỏng và hạ nhiệt độ hỗn hợp lỏng vừa ngưng xong đến nhiệt độ yêu cầu. Hai quá trình này thường không có ranh giới rõ rệt nhưng để tiện cho việc tính toán ta xem hai quá trình này nối tiếp nhau. Theo thực tế sản xuất, người ta rút ra những số liệu thực nghiệm sau:

– 1 m3 thế tích của thiết bị chưng cất cần 2 ÷2,5 m2 diện tích làm lạnh,

– 1 m2 diện tích làm lạnh sẽ ngưng tụ được 25 lít hỗn hợp TD + nước trong 1 giờ,

– 1 lít hỗn hợp TD + nước ngưng tụ được cần 10 ÷28 lít nước dùng làm lạnh (tính nhiệt độ nước làm lạnh 10 ÷15C)

Trong sản xuất tinh dầu, người ta thường dùng các loại TB ngưng tụ kiểu ống xoắn ruột gà, ống chùm, TB ngưng tụ loại đĩa.

Thiết bị truyền nhiệt loại đĩa có cấu tạo như sau:

Các đĩa được thường được chế tạo bằng đồng lá hay nhôm, cách tính toán tương tự như đã học trong QTTB. Cần chú ý khi chọn nhiệt độ nước làm lạnh nên chọn nhiệtđộ nước ở mùa nóng nhất. Hỗn hợp lỏng sau ngưng tụ phải có nhiệt độ không lớn hơn 400C, nếu lớn hơn nhiệt độ này thì khả năng hòa tan tinh dầu trong nước lớn, nếu nhiệt độ hỗn hợp quá thấp thì sẽ tốn nước làm nguội đồng thời một số tinh dầu sẽ bị đông đặc gây tắc ống truyền nhiệt, do đó nên chọn trong khoảng 35÷400C.

Khi làm việc với thiết bị ngưng tụ cũng cần phải tuân thu theo những chế độ về vệ sinh và bảo dưỡng TB như đối với TB chưng cất. Ngoài ra, nước làm nguội sau khi ra khỏi thiết bị ngưng tụ giảm độ cứng nên cho về nồi hơi để tiết kiệm nước.

–> Thiết bị phân ly: Thiết bị này dùng để phân tinh dầu và nước thành từng lớp riêng biệt, tùy thuộc vào khối lượng riêng của tinh dầu lớn hay nhỏ hơn so với nước mà tinh dầu sẽ được lấy ra ở phần trên hay phần dưới của thiết bị phân ly. Người ta thường dùng các thiết bị phân ly như sau:

I: Thiết bị phân ly tinh dầu nhẹ hơn nước

II: Thiết bị phân ly tinh dầu nặng hơn nước

III: Thiết bị phân ly có nhiều ngăn

Thể tích của thiết bị phân ly thường chọn bằng 3 ÷ 10% thể tích của thiết bị chưng cất. Tỉ lệ giữa chiều cao của thiết bị phân ly với đường kính của thiết bị chưng cất thường là 1/2. Ống tháo tinh dầu và nước cần bố trí sao cho tinh dầu và nước chảy thành dòng riêng biệt (thường theo kinh nghiệm, tùy thuộc vào hàm lượng tinh dầu trong nguyên liệu).

Khi tính toán, nếu thấy thể tích của thiết bị phân ly lớn hơn 80 lít thì nên dùng loại thiết bị phân ly có nhiều ngăn hoặc nhiều thiết bị phân ly để quá trình phân ly được thuận tiện hơn.

Xử lý tinh dầu thô sau khi chưng cất:

Tinh dầu ra khỏi thiết bị phân ly là tinh dầu thô, còn chứa nhiều tạp chất như nước, một số các hợp chất hữu cơ như chất màu, nhựa, sáp hòa tan vào nên để nâng cao chất lượng tinh dầu và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình bảo quản tinh dầu phải tiến hành xử lý tinh dầu, quá trình này gồm các công đoạn sau:

– Lắng: Mục đích của quá trình này là tách bớt các tạp chất vô cơ, hữu cơ và một số tạp chất khác lẫn vào tinh dầu. Thời gian lắng 24 ÷48 giờ trong các thiết bị lắng có đáy hình côn

– Lọc: Mục đích của quá trình lọc cũng để tách các tạp chất vô cơ, hữu cơ có kích thước nhỏ, thường dùng thiết bị lọc khung bản để thực hiện quá trình lọc.

– Sấy khô nước: Sau khi lắng lọc xong, trong tinh dầu vẫn còn lại một lượng nước ở dạng phân tán hoặc hòa tan, vì vậy cần phải sấy khô nước trong tinh dầu. Người ta thường dùng Natri sunphat khan với hàm lượng 2,5 ÷ 5,5% tùy theo hàm lượng nước có trong tinh dầu. Để thực hiện việc sấy khô nước trong tinh dầu có thể dùng phương pháp gián đoạn hoặc liên tục.

I: Thiết bị làm việc gián đoạn, sau khi làm khô nước, đem lọc để tách Na2SO4.

II: Thiết bị làm việc liên tục, Na2SO4 nằm giữa 2 lớp lưới.

Sau khi tách nước xong, Na2SO4 được đem đi sấy khô để sử dụng lại.

Tinh dầu sau khi lắng lọc và sấy khô nếu có màu trong sáng thì nhập kho bảo quản, nếu có màu sẩm, xấu thì dùng than hay đất hoạt tính để hấp phụ màu. Tùy thuộc vào cường độ màu mà có thể dùng lượng than từ 1 ÷2 %.

Tách tinh dầu bằng phương pháp trích ly

Trích ly là dùng những dung môi hữu cơ hòa tan các chất khác, sau khi hòa tan, ta được hỗn hợp gồm dung môi và chất cần tách, đem hỗn hợp này tách dung môi ta sẽ thu được chất cần thiết. Cơ sở lý thuyết của quá trình trích ly là dựa vào sự khác nhau về hằng số điện môi của dung môi và chất cần trích ly. Những chất có hằng số điện môi gần nhau sẽ dễ hòa tan vào nhau. Tinh dầu có hằng số điện môi dao động từ 2 ÷5 và các dung môi hữu cơ có hằng số điện môi dao động từ 1,5 ÷2. Trong công nghiệp sản xuất tinh dầu, phương pháp này dùng để tách tinh dầu trong các loại hoa (hàm lượng tinh dầu ít). Phương pháp này có thể tiến hành ở nhiệt độ thường (khi trích ly) và có thể lấy được những thành phần quí như sáp, nhựa thơm trong nguyên liệu mà phương pháp chưng cất không thể tách được. Vì thế, chất lượng của tinh dầu sản xuất bằng phương pháp này khá cao.

Bản chất của quá trình trích ly là quá trình khuếch tán nên người ta thường dựa vào các định luật khếch tán của FICK để giải thích và tính toán.

Chất lượng của tinh dầu thu được bằng phương pháp trích ly phụ thuộc rất nhiều vào dung môi dùng để trích ly, vì thế dung môi dùng để trích ly cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

– Nhiệt độ sôi thấp để dễ dàng tách tinh dầu ra khỏi dung môi bằng phương pháp chưng cất, nhưng không được thấp quá vì sẽ gây tổn thất dung môi, dễ gây cháy và khó thu hồi dung môi (khó ngưng tụ),

– Dung môi không tác dụng hóa học với tinh dầu,

– Độ nhớt của dung môi bé để rút ngắn thời gian trích ly (độ nhớt nhỏ khuếch tán nhanh),

– Dung môi hòa tan tinh dầu lớn nhưng hòa tan tạp chất bé,

– Dung môi không ăn mòn thiết bị, không gây mùi lạ cho tinh dầu và đặc biệt không gây độc hại,

– Dung môi phải rẽ tiền và dễ mua.

Tuy nhiên, không có loại dung môi nào đạt được tất cả yêu cầu trên, ví dụ: rượu, axêton hòa tan tinh dầu tốt nhưng hòa tan cả nước và đường có trong nguyên liệu nữa và như vậy tinh dầu sẽ có mùi caramen sau khi dùng nhiệt để tách dung môi. Nếu sử dụng ête êtilic dùng làm dung môi trích ly thì dung môi này hòa tan nhựa và sáp tốt nhưng độc và dễ sinh ra hỗn hợp nổ.

Hiện nay, người ta thường dùng dung môi là ête dầu hỏa, nhiệt độ sôi 45 ÷700C thành phần chủ yếu là các hidro cacbon no như pentan, hexan và lẫn một ít heptan. Ête dầu hỏa cần được tinh chế trước khi sản xuất. Ête dầu hỏa được đem đi cất lại để lấy những phần có nhiệt độ sôi từ 45 ÷700C đưa vào trích ly. Ête dầu hỏa dễ cháy nổ, độc, do đó trong sản xuất cần thực hiện nghiêm túc các qui tắc về an toàn lao động và phòng chữa cháy. Hiện nay, ở một số nước người ta dùng dung môi trích ly là CO2 lỏng, dung môi này không độc, có độ bền hóa học cao nên đảm bảo cho tinh dầu thu được có chất lượng cao.

Sơ đồ công nghệ quá trình trích ly:

* Chuẩn bị cho quá trình trích ly:

– Chọn dung môi phù hợp với nguyên liệu và phương pháp trích ly. Phương pháp trích ly có thể là tĩnh hay động, trong phương pháp trích ly tĩnh, nguyên liệu được ngâm trong dung môi trong một thời gian nhất định (cả hai đều không chuyển động), phương pháp trích ly động thì dung môi hoặc nguyên liệu chuyển động hoặc cả hai cùng chuyển động.

– Làm sạch dung môi

– Xác định thời gian trích ly cần thiết phù hợp với từng loại nguyên liệu.

* Sơ đồ công nghệ:

* Trích ly: Nguyên liệu dùng cho trích ly phải ráo nước. Sau khi cho dung môi và nguyên liệu vào thiết bị trích ly, đem lọc ta sẽ được mitxen, mitxen là hỗn hợp gồm tinh dầu và dung môi. Đem lắng và lọc mitxen để tách các tạp chất như các mảnh nguyên liệu, nếu nguyên liệu là hoa thì các tạp chất có thể là nhụy hoa, phấn hoa. Trong trường hợp mitxen có nước cần phải tách nước, Sau đó, dùng hơi để cất thu hồi lại dung môi. Dung môi từ bả trích ly và dung môi ở thiết bị cất thu hồi được đem đi tinh chế để sử dụng trở lại. Mitxen đã tách dung môi xong gọi là Concrete, concrete là một hỗn hợp gồm tinh dầu, sáp, nhưa thơm và một số tạp chất khác (axit hữu cơ) ở dạng sệt. Để tách sáp và tạp chất người ta hòa tan concrete bằng rượu etylic sau đó đem làm lạnh ở -150C, sáp và tạp chất sẽ đông đặc lại, sau đó ta lọc để tách. Lúc này hỗn hợp chỉ còn lại rượu và tinh dầu, dung phương pháp cất để tách rượu, ta thu được tinh dầu tuyệt đối, rượu được đem tinh chế để dùng lại. Sáp là chất định hương có giá trị trong tinh dầu, nhưng khi có sáp trong tinh dầu, tinh dầu thường bị đục do đó phải tiến hành tách sáp trong tinh dầu.

Thiết bị trích ly thường đắt tiền và phức tạp, do đó phương pháp trích ly chỉ được dùng để sản xuất những loại tinh dầu quí hiếm (hàm lượng tinh dầu trong nguyên liệu bé).

Thiết bị trích ly:

Để thực hiện tốt quá trình trích ly, người ta tiến hành trích ly ở nhiều thiết bị trích ly khác nhau, có thể gián đoạn hoặc liên tục, dưới đây là sơ đồ hệ thống trích ly gián đoạn:

Thiết bị trích ly 1 theo sơ đồ trên làm tổn thất dung môi lớn do các công đoạn tháo nạp liệu..Do đó người ta đã thiết kế loại thiết bị trích ly kiểu thùng quay có sơ đồ cấu tạo như sau:

trích ly tinh dầu.png

Nguyên liệu được cho vào các giỏ chứa 4 lắp trên một khung quay ở bên trong thiết bị. Dung môi nằm cố định trong phần dưới của thiết bị, nhờ khung quay nên các giỏ chứa nguyên liệu được nhúng liên tục vào dung môi, khi nguyên liệu đã hết tinh dầu, mitxen được tháo ra ở cửa 6, sau đó cho hơi nước vào vỏ nhiệt của thiết bị theo ống 3 để tách dung môi từ bả trích ly.

Tách tinh dầu bằng phương pháp ngâm (trích ly bằng dung môi không bay hơi):

Mở đầu: Phương pháp này dựa vào tính chất của một số dung môi không bay hơi như dầu thực vật, mỡ đông vật, vasơlin, parafin… có khả năng hòa tan tinh dầu trong nguyên liệu. Nếu ngâm bằng dung môi là chất béo động vật thì phải nâng nhiệt của quá trình để dung môi ở thể lỏng. Quá trình ngâm giống như quá trình trích ly nhưng chỉ khác là quá trình ngâm dùng dung môi không bay hơi. Dung môi dùng để ngâm phải thật tinh khiết, không có mùi lạ, do đó dung môi cần phải được tinh chế trước khi sản xuất.

Sơ đồ và các thông số kỹ thuật ngâm:

Nguyên liệu được cho vào các túi vải rồi nhúng vào dung môi, tùy thuộc vào các loại nguyên liệu mà thời gian ngâm có thể dài hoặc ngắn, thường thì khoảng 48 giờ. Nhiệt độ ngâm nằm trong khoảng 60 ÷ 70C. Sau thời gian qui định, các túi được vớt ra và thay thế các túi chứa nguyên liệu mới vào, thường thì phải thay 25 lần mới có thể bảo hòa được tinh dầu trong dung môi. Bả nguyên liệu sau khi vớt ra còn chứa nhiều dung môi cần phải thu hồi bằng phương pháp ép hoặc li tâm. Nếu dung dung môi là chất béo động vật ta được sáp thơm và dung môi là dầu thực vật ta được dầu thơm. Dầu thơm và sáp thơm có thể dùng trực tiếp trong công nghiệp mỹ phẩm như dùng làm son, dầu chải tóc….Nếu không dùng trực tiếp dầu thơm và sáp thơm có thể lấy tinh dầu bằng cách tách bằng rượu êtilic rồi sau đó cất tách rượu.

Phương pháp này có ưu điểm là thu được tinh dầu ít tạp chất hơn, sản phẩm trung gian có thể sử dụng trực tiếp trong công nghiệp nhưng có nhược điểm là chất béo dùng làm dung môi rất khó tinh chế và bảo quản, cách tiến hành thì thủ công, khó cơ giới hóa.

Sơ đồ công nghệ được trình bày như sau:

Tách tinh dầu bằng phương pháp hấp phụ:
  1. Bản chất của phương pháp hấp phụ: Các chất béo động vật và thực vật ngoài khả năng hòa tan tinh dầu còn có khả năng hấp phụ tinh dầu lên bề mặt của nó, than và đất hoạt tính cũng có tính chất này. Phương pháp ngâm khác phương pháp hấp phụ ở phương thức tiếp xúc pha, phương pháp ngâm được tiến hành trên toàn cả hai pha lỏng_lỏng, còn phương pháp hấp phụ thì được tiến hành ở hai pha khí _ bề mặt rắn. Phương pháp hấp phụ thường sử dụng để tách tinh dầu của các loại hoa, đặc biệt là các loại hoa có khả năng sinh thêm tinh dầu ở dạng khí sau khi thu hái khỏi cây như hoa nhài, hoa huệ…

Chất hấp phụ thường dùng là chất béo động vật. Để dung môi đạt được những yêu cầu nhất định, người ta pha chế theo tỉ lệ:mỡ lợn/mỡ bò:2/1 hoặc3/1 (nếu sản xuất vào mùa thu hay đông) và 1/1 (nếu sản xuất và mùa hè).

  1. Sơ đồ kỹ thuật quá trình hấp phụ: Hấp phụ có thể tiến hành theo hai dạng: hấp phụ tĩnh và hấp phụ động.

* Sơ đồ kỹ thuật hấp phụ tĩnh:

Để hấp phụ người ta thường dùng các khay bằng gỗ (nếu hấp phụ bằng chất béo động vật) có kích thước 500 * 500 mm hoặc 600 * 900 mm, cao từ 50 ÷ 80 mm. Đáy của các khay có lắp kính, lớp chất béo có bề dày 3 ÷ 5 mm được đổ trên các mặt kính này. Để tăng bề mặt hấp phụ, người ta rạch những đường rãnh trên các lớp chất béo. Nguyên liệu sau khi thu hái được làm ráo, loại bỏ tạp chất rồi xếp vào các khay, sau đó các khay được chồng lên nhau nhưng không được cao quá đầu người để dễ dàng thao tác. Thời gian hấp phụ khoảng 12 ÷ 72 giờ (tùy loại nguyên liệu). Mỗi lượt thay lớp nguyên liệu mới cần lật ngược lớp chất béo lại, chú ý phải lấy thật sạch lớp nguyên liệu cũ tránh tình trạng gây mốc trên bề mặt chất béo. Nếu lớp hấp phụ đã bảo hòa tinh dầu mà chưa có điều kiện đem đi chế biến ngay cần phải bảo quản cẩn thận bằng cách đun cho nóng chảy rồi đổ vào các thùng tráng thiếc và rải một lớp parafin mỏng lên trên để tránh tiếp xúc với không khí.

* Hấp phụ động: Để khắc phục các nhược điểm của hấp phụ tĩnh người ta dùng phương pháp hấp phụ động để khai thác tinh dầu. Chất hấp phụ thường dùng là than gỗ hay than xương. Khi than đã bảo hòa tinh dầu, có thể cho tác dụng với dung môi lỏng (ví dụ rượu êtilic) để tách tinh dầu ra. Sơ đồ kỹ thuật như sau:

trích ly ko bay hơi

Tốc độ không khí trong tháp hấp phụ có thể thay đổi từ 1,5 ÷ 3 lít/phút.cm2 tiết diện tháp. Còn chiều cao của lớp than hoạt tính trong điều kiện như vậy là 20 ÷ 25 cm.

Tách tinh dầu bằng phương pháp cơ học:

Phương pháp này chủ yếu dùng để tách tinh dầu trong các loại vỏ quả như cam, chanh, quýt….Trong loại nguyên liệu này, tinh dầu nằm trong những túi tế bào ở bề mặt ngoài. Khi dùng lực cơ học tác dụng vào vỏ quả, tinh dầu sẽ thoát ra. Tinh dầu sản xuất bằng phương pháp này có chất lượng cao hơn phương pháp chưng cất, có mùi thơm tự nhiên của nguyên liệu, tuy nhiên hiệu suất thấp. Người ta thường dùng các cách như sau:

Vắt, bóp:

Quả được cắt ra làm 2 ÷3 phần, dùng thìa để tách thịt quả để riêng rồi dùng tay vắt bóp cho tinh dầu thoát ra ngoài. Tinh dầu thoát ra được thấm vào bông, khi bông đã bảo hòa tinh dầu, vắt lại cho vào cốc, đem lọc, lắng, sấy thu được tinh dầu thành phẩm. Vỏ đã vắt xong đem chưng cất để thu hết tinh dầu.

Bào, nạo:

Dùng nguyên quả rồi xát mặt ngoài của vỏ vào bề mặt nhám, tế bào vỏ quả sẽ vỡ ra, tinh dầu thoát ra ngoài, lớp gai của bàn xát phải vừa phải để tránh đâm thủng ruột quả, nếu ruột quả bị thủng sẽ gây khó khăn vì tinh dầu sẽ bị lẫn nước quả và lớp cùi bên trong bị nạo rách sẽ hút mất một ít tinh dầu. Phương pháp này cũng như phương pháp trên gây tổn thất nhiều tinh dầu. Tinh dầu cam, chanh, quýt tách này bằng phương pháp này muốn sử dụng trong thực phẩm ta phải tách bớt tecpen, chủ yếu là limonen, vì nếu không tách thì limonen sẽ bị oxy hóa thành pinen có mùi nhựa thông.

Ép:

Có thể ép nguyên quả bằng những máy ép đặc biệt, trong quá trình ép có dội nước. Sau khi ép ta được hỗn hợp gồm nước quả, tinh dầu, mô và thịt quả. Để tách tinh dầu ra, cần phải lọc để loại bớt tạp chất, sau đó dùng máy li tâm có tốc độ 15000 ÷20000 vòng/phút để tách tinh dầu.