Những điều cần lưu ý khi chưng cất tinh dầu

Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm, thiết bị để sản xuất tinh dầu, có thể kể đến như máy ép tinh dầu bằng phương pháp ép thủy lực, máy chưng cất tinh dầu bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước, máy chiết suất tinh dầu bằng phương pháp CO2 ở trạng thái siêu giới hạn… Để chọn được loại thiết bị phù hợp với nhu cầu, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau.

Xác định loại nguyên liệu để sản xuất tinh dầu

Nguyên liệu tinh dầu là các loại thực vật có chứa tinh dầu, tinh dầu có thể ở hoa, lá, rễ, thân, củ…Có một số loài thực vật trong mọi bộ phận của cây đều có chứa tinh dầu. Để chiết suất tinh dầu, cần chưng cất từ bộ phận có chứa nhiều tinh dầu nhất và tinh dầu có chất lượng cao nhất. Hàm lượng tinh dầu trong thực vật thường không lớn, từ 3 – 15%, những nguyên liệu chứa tinh dầu ít thường quí và đắt tiền (tinh dầu hoa hồng…).

–  Nguyên liệu quả và hạt: hồi, mùi, màng tang…
–  Nguyên liệu lá, cành: sả, quế
–  Nguyên liệu rễ, củ: gừng, long não (nhiều nhất ở rễ)
–  Nguyên liệu vỏ: cam, chanh, quýt…
–  Nguyên liệu hoa: hoa hồng, hoa nhài.

Nguyên lý hoạt động của nồi chưng cất tinh dầu

–  Giai đoạn 1 cần gia nhiệt 70-75°C và thổi dòng hơi tuần hoàn cho nguyên liệu chín đều. Mục đích là hấp chín nguyên liệu, phá vỡ các mô chứa tinh dầu. Quá trình này mất 1-1,5 giờ.

–  Giai đoạn 2 cần gia nhiệt cho nồi hấp đến 80-85°C. Mở khóa cho dòng hơi chạy qua hệ thống làm lạnh. Cấp không khí cho nồi hấp với cường độ thấp. Thời gian đầu của quá trình này thu được nhiều chất thơm từ lá (tinh dầu có độ nóng thấp). Ổn định nhiệt độ trong khoảng 2-2,5 giờ.

–  Giai đoạn này thu hồi gần như đa số tinh dầu trong lá.

–  Giai đoạn 3 cần gia nhiệt tối đa đến 90-95°C để thu hồi hết những tinh dầu còn lại. Cấp không khí với cường độ cao để kéo các hơi-tinh dầu còn sót trong nguyên liệu. Giai đoạn này khoảng 0,5 giờ. Giảm nhiệt độ bể nước làm mát bằng cách thải nước mặt và bơm thêm nước cho bể. Kiểm tra nước thoát ra không còn váng tinh dầu thì ngừng.

Lựa chọn phương pháp & thiết bị phù hợp

– Phương pháp ép tinh dầu, đây là phương pháp sản xuất tinh dầu đơn giản nhất, phù hợp với việc ép các loại nguyên liệu chứa nhiều tinh dầu như dầu lạc, dầu dừa, cám gạo…

– Phương pháp chiết suất tinh dầu bằng CO2 là phương pháp hiện đại nhất hiện nay, chiết suất được lượng tinh dầu chất lượng cao nhưng đòi hỏi hệ thống máy móc phức tạp, trình độ kĩ thuật cao và giá thành cũng rất lớn.

– Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước sản xuất được đa số các loại tinh dầu. Hơi nước tạo ra từ nồi hơi, thường có áp suất cao hơn không khí, được đưa thẳng vào bình chưng cất. Với phương pháp này, bạn có thể điều chỉnh áp suất, nhiệt độ để tận thu sản phẩm, nhưng phải giữ nhiệt độ ở mức giới hạn để tinh dầu không bị phân hủy. Không có một quy tắc chung nào cho mọi loại nguyên liệu vì mỗi chất nạp đòi hỏi một kinh nghiệm và yêu cầu khác nhau. Hiệu suất và chất lượng tinh dầu phụ thuộc vào đặc tính của tinh dầu và cách chọn phương phảp chưng cất. Thường thì các loại tinh dầu có tỉ trọng lớn hơn nước, khi chưng cất tinh dầu lôi cuốn hơi nước trong thiết bị áp suất cao, cho hiệu suất ly trích cao trong thời gian chưng cất ngắn.

Thiết bị phù hợp nhất có thể thấy là Máy chưng cất tinh dầu sử dụng điện, bởi hệ thống tủ điện điều khiển giúp bạn dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ và thời gian phù hợp, tiết kiệm chi phí so với việc dùng gas hay đun củi.

Ưu nhược điểm của Nồi chưng cất tinh dầu KAG Việt Nam

Ưu điểm:

– Đơn giản hóa quy trình sản xuất tinh dầu, thiết bị nhỏ gọn, không tốn diện tích

– Dễ sử dụng, dễ lau chùi vệ sinh sau mỗi lần chưng cất.

–  Thời gian chưng cất nhanh, có thể sản xuất nhiều loại tinh dầu.

– Có thể tuần hoàn tái sử dụng nước trong bồn ngưng tụ làm lạnh

– Không đòi hỏi vật liệu phụ như các phương pháp tẩm trích, hấp thụ.

Nhược điểm:

– Trong nước chưng luôn luôn có một lượng tinh dầu không nhỏ do không dùng hóa chất, nhưng có thể chưng cất lần hai để lấy được tối đa lượng tinh dầu đã phân tán và hòa tan.

Lưu ý:

Bạn có thể thu hồi thêm tinh dầu từ nước chưng, hường tinh dầu trong nước chưng nằm dưới hai dạng phân tán và hòa tan. Dạng phân tán thì có thể dùng phương pháp lắng hay ly tâm, còn dạng hòa tan thì phải chưng cất lại. Nếu trọng lượng riêng của tinh dầu và nước quá gần nhau thì có thể thêm NaCl để gia tăng tỉ trọng của nước làm tinh dầu tách ra dễ dàng.

Bài viết cùng chủ đề:

 – Công dụng và cách làm tinh dầu tỏi chống ung thư bằng phương pháp chưng cất 

 – Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất tinh dầu

 – Hướng dẫn chi tiết quy trình chưng cất Tinh dầu Sả 

 

Bình luận về bài viết này