Nước mắm truyền thống tham gia OCOP cần gì

OCOP là gì?

OCOP là tên viết tắt của cụm từ “One Commune One Product” được hiểu là “Mỗi xã một sản phẩm”. Chương trình này là phát triển các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ nổi bật ở mỗi địa phương; giúp đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân vùng nông thôn. Từ đó giúp tạo ra công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân.

Sản phẩm Nước mắm truyền thống tham gia OCOP có lợi gì?

Nước mắm truyền thống tham gia OCOP phải được sản xuất theo quy trình truyền thống, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và giữ nguyên hương vị đặc trưng của từng vùng miền. Các sản phẩm nước mắm OCOP đều có tem nhãn, bao bì rõ ràng, ghi đầy đủ thông tin về nguồn gốc xuất xứ, cơ sở sản xuất, hạn sử dụng, … giúp người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đồng thời nước mắm OCOP đều được kiểm tra chất lượng định kỳ theo quy định của cơ quan chức năng, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

Có thể nói các sản phẩm của OCOP được người tiêu dùng tin tưởng và ưu tiên sử dụng, giúp thương hiệu nước mắm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, nước mắm OCOP còn được các lợi ích như

Được quảng bá và xúc tiến thương mại: Các sản phẩm nước mắm OCOP được tham gia các hoạt động quảng bá và xúc tiến thương mại do chương trình OCOP hỗ trợ, giúp sản phẩm tiếp cận thị trường rộng lớn hơn và nâng cao khả năng tiêu thụ.

– Có cơ hội tham gia các hội chợ, triển lãm: Các sản phẩm nước mắm OCOP có cơ hội tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế, giúp sản phẩm được giới thiệu đến đông đảo người tiêu dùng và tìm kiếm đối tác tiềm năng.

– Được ưu tiên hỗ trợ về vốn và kỹ thuật: Các cơ sở sản xuất nước mắm tham gia OCOP được ưu tiên hỗ trợ về vốn và kỹ thuật để nâng cao năng lực sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm và phát triển thị trường.

Đánh giá và xếp hạng sao của sản phẩm OCOP

Sản phẩm OCOP được đánh giá và xếp hạng qua 5 mức:

– Hạng 5 sao: Tổng điểm trung bình đạt từ 90-100 điểm, là sản phẩm cấp quốc gia, có thể xuất khẩu.

Hạng 4 sao: Tổng điểm trung bình đạt từ 70-89 điểm, là sản phẩm cấp tỉnh, có thể nâng hạng lên 5 sao.

Hạng 3 sao: Tổng điểm trung bình đạt từ 50-69 điểm, là sản phẩm cấp tỉnh, đạt tiêu chuẩn, có thể nâng hạng lên 4 sao.

Hạng 2 sao: Tổng điểm trung bình đạt từ 30-49 điểm, sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn, có thể tiếp tục nâng cấp để nâng lên hạng 3 sao.

Hạng 1 sao: Tổng điểm trung bình đạt dưới 30 điểm, là sản phẩm khởi điểm tham gia Chương trình OCOP, có thể nâng lên hạng 2 sao.

Mô hình sản xuất hiện đại

Quy trình sản xuất nước mắm phải được đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo 4 giai đoạn. Các bể ủ chượp được bao bọc trong nhà lưới, có mái che mưa hiện đại, nhằm tránh bụi bặm, ruồi muỗi. Tỉ lệ 3 : 1 ủ mắm là tỉ lệ phù hợp để chượp không bị sống, gây mùi hôi thối. Thời gian ủ kéo dài 18 – 24 tháng, ủ chượp càng lâu thì chất lượng nước mắm càng thơm, ngon; màu sắc càng hút mắt

Sau khi chượp chín, rút nước mắm đưa vào Máy Lọc Bã Mắm, thiết bị này sẽ loại bỏ 80 – 90% xác mắm, xác cá và các tinh thể muối thừa, giúp nước mắm có màu trong hơn, đẹp mắt hơn, không bị mặn như nước mắm thông thường.

Công đoạn chiết rót đóng chai là một trong những công đoạn quan trọng. Để đảm bảo nước mắm giữ được hương vị thơm ngon, không bị vi sinh vật gây mùi hôi thối, các chai lọ, chum vại cần được rửa sạch, sấy khô. Hệ thống Rửa chai – Sấy chai – Chiết rót Nước Mắm được sử dụng để tráng rửa, làm sạch chai và đưa vào chiết rót, đóng nắp chai nước mắm đưa ra thị trường.

Liên hệ KAG Việt Nam 

Hotline 0904685252

Địa chỉ 115 ngõ 509 Vũ Tông Phan – Thanh Xuân – Hà Nội

Website https://www.maythucphamkag.com/

Bình luận về bài viết này