Sản xuất tinh dầu như thế nào? Tổng quan về kỹ thuật sản xuất tinh dầu

Theo xu hướng, càng ngày các sản phẩm tinh dàu có nguồn gốc tự nhiên và handmade sẽ trở thành xu hướng chủ đạo. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất thiết bị chưng cất tinh dầu, KAG giới thiệu tới quý khách hàng một số phương pháp phổ biến trong sản xuất, chưng cất tinh dầu.

I. NGUYÊN LIỆU
Đặc tính chung và phân loại :

Nguyên liệu tinh dầu là các loại thực vật có chứa tinh dầu. Trong thực vật, tinh dầu có thể ở hoa, lá, rễ, thân, củ…Có một số thực vật trong mọi bộ phận của cây đều có chứa tinh dầu. Để khai thác chúng trong công nghiệp, người ta sử dụng bộ phận nào trong cây có chứa nhiều tinh dầu nhất và tinh dầu có chất lượng cao nhất. Hàm lượng tinh dầu trong thực vật thường không lớn lắm, có loại chứa 15 % và có loại chỉ vài phần nghìn. Những nguyên liệu chứa tinh dầu ít thường quí và đắt tiền (tinh dầu hoa hồng…).

Tinh dầu là hỗn hợp các hợp chất hữu cơ có mùi thơm, mùi thơm của tinh dầu là mùi của cấu tử có nhiều trong tinh dầu (cấu tử chính). Ví dụ: mùi của tinh dầu hoa hồng là mùi của phenyl etilic (cấu tử chính), mùi của tinh dầu hoa nhài là mùi của jasmin, mùi của tinh dầu chanh là mùi của limonen (chiếm khoảng 90% trong tinh dầu chanh). Đa số tinh dầu thường rất dễ bay hơi với hơi nước, có mùi thơm, không hòa tan trong nước và khối lượng riêng thường nhỏ hơn nước. Có một vài tinh dầu có khối lượng riêng lớn hơn nước như tinh dầu quế, tinh dầu đinh hương… Vì những lý do trên người ta thường dùng phương pháp chưng cất để tách tinh dầu.

Khác với dầu béo, thành phần của tinh dầu là những hợp chất thuộc dãy tecpen, công thức chung là (C10H16)n và những dẫn xuất có chứa oxy của tecpen như rượu, xêton, andehyt. Còn dầu béo là các hợp chất thuộc dãy parafin, olêfin… không thuộc dãy tecpen. Dầu béo không bay hơi với hơi nước nên không chưng cất được, dầu béo sau khi tinh chế thường không có mùi thơm đặc trưng, thường trong quá trình bảo quản dầu béo, dầu có thể có mùi do bị ôi khét, hư hỏng.

Người ta phân loại nguyên liệu chứa tinh dầu ra thành các loại như sau:

* Nguyên liệu quả và hạt: hồi, mùi, màng tang…

* Nguyên liệu lá, cành: sả, bạc hà, hương nhu…

* Nguyên liệu rễ, củ: gừng, long não (nhiều nhất ở rễ)

* Nguyên liệu vỏ: cam, chanh, quýt…

* Nguyên liệu hoa: hoa hồng, hoa nhài…

Nguyên liệu sản xuất TD kag

Giới thiệu một số nguyên liệu chứa tinh dầu:

* Hồi: hoa có hình sao, trồng nhiều ở Lạng sơn, Cao bằng, hàm lượng tinh dầu 13 ÷15% (tính theo hoa khô), 3 ÷3,5% (tính theo hoa tươi). Tinh dầu hồi dùng để chế biến rượu mùi, dùng trong y dược (cồn xoa bóp), dùng làm chất phụ gia trong kem đánh răng.

* Sả: là một loại cây thân thảo, sống một vài năm, trồng bằng tép. Sau khi trồng 3 ÷4 tháng thì thu hoạch lá và cứ 40 ÷45 ngày thu hoạch một lứa, năng suất bình quân 50 tấn lá/ha. Hàm lượng tinh dầu 0,7 ÷1,5%, thành phần chính của tinh dầu sả là geraniol (23%) và xitronenlal (32 ÷ 35%). Lá sả thường được chưng cất ở dạng tươi hoặc khô. Sả trồng được ở vùng đồi núi vì chịu được khô hạn.

* Bạc hà: là loại cây thân thảo sống được vài năm, sau khi trồng vài tháng có thể thu hoạch được. Hàm lượng tinh dầu 1,3 ÷1,6%, cấu tử chính là mentol (70 ÷90%).Tinh dầu bạc hà được dùng trong công nghiệp thực phẩm và dược phẩm.

* Quế: trồng nhiều ở Quảng ninh, Yên bái, Quảng nam, Quảng ngãi. Vỏ và lá đều có chứa tinh dầu nhưng nhiều nhất là ở vỏ. Để sản xuất tinh dầu người ta thường dùng cành và vỏ vụn. Hàm lượng tinh dầu ở vỏ khô 1 ÷2,5%, ở lá 0,2 ÷0,5%. Cấu tử chính của tinh dầu quế là anđêhyt xinamic (90%). Tinh dầu quế được dùng trong công nghiệp thực phẩm (gia vị) và trong dược phẩm.

Thu hoạch, bảo quản và chế biến sơ bộ:

Nguyên liệu chứa tinh dầu cần phải thu hoạch vào lúc có nhiều tinh dầu nhất và tinh dầu có chất lượng cao nhất. Tùy theo dạng nguyên liệu mà người ta xác định độ chín kỹ thuật để thu hoạch, thường thu hoạch vào lúc sáng sớm, lúc tan sương (vì trong ngày hàm lượng tinh dầu giảm dần từ sáng đến tối). Khi thu hoạch cần tránh làm dập nát và lẫn tạp chất. Thu hoạch xong cần đưa về cơ sở sản xuất ngay. Trong quá trình vận chuyển cần cẩn thận để tránh hư hỏng nguyên liệu. Các cơ sở sản xuất không nên quá xa vùng nguyên liệu (<20Km). Một số nguyên liệu sau khi thu hoạch nếu chế biến ở dạng khô cần phải phơi hoặc sấy khô. Mục đích của việc phơi sấy là làm bay hơi nước để bảo quản được lâu dài. Khi thu nhận nguyên liệu cần chú ý đến độ tươi của nguyên liệu, sau khi thu hoạch nếu chưa chế biến cần rải mỏng nguyên liệu, tránh chất đống để phòng ngừa hiện tượng tự bốc nóng.

Để chuẩn bị cho quá trình sản xuất được tốt, nguyên liệu cần phải được chế biến sơ bộ, quá trình này gồm:

* Làm sạch tạp chất: thường dùng phương pháp sàng phân loại

* Nghiền: Tinh dầu trong thực vật thường nằm trong các mô của tế bào, vì thế nghiền nhằm mục đích để giải phóng tinh dầu ra khỏi mô để khi tiến hành sản xuất thì tinh dầu đễ thoát ra ngoài, từ đó rút ngắn qui trình sản xuất. Để nghiền người ta thường dùng máy nghiền búa hoặc nghiền trục. Nghiền càng nhỏ thì hiệu suất phá vỡ các tế bào càng cao nhưng dễ gây tắc ống dẫn hơi (tinh dầu + nước) và độ xốp bé làm ảnh hưởng đến quá trình chưng cất. Mức độ nghiền được biểu diễn bằng dung trọng (trọng lượng của một đơn vị thể tích nguyên liệu). Mỗi nguyên liệu có một dung trọng thích hợp và được xác định trong phòng thí nghiệm.

>> Sản phẩm tham khảo: https://maythucphamkag.com/noi-chung-cat-tinh-dau-tu-mini-den-cong-nghiep <<

Trong quá trình chuẩn bị nguyên liệu, sử dụng máy rửa dược liệu để giảm bớt thời gian cũng như sức lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất.

cac loai nguyen lieu tinh dau.jpg

Nồi chưng cất tinh dầu công nghiệp

Giới thiệu bộ nồi chưng cất tinh dầu công nghiệp dùng cho các loại nguyên liệu sả, hổi, quế, hoa,… các loại vỏ, thân cây, lá,…dựa trên phương pháp chưng cất tinh dầu bằng chưng cất tinh dầu bằng hơi nước hay còn gọi là lôi cuốn hơi nước.

Để đảm bảo tiện lợi và chưng cất tinh dầu theo hướng hiện đại thay thế phương pháp chưng cất thủ công, KAG khuyến khích quý khách hàng sử dụng nồi chưng cất tinh dầu bằng điện với hệ thống chưng cất có tủ điện tự động cài đặt và thời gian và nhiệt độ chưng cất.

Hình ảnh nồi chưng cất tinh dầu dung tích 100 lit

CẤU TẠO CỦA NỒI CHƯNG CẤT TINH DẦU BẰNG ĐIỆN

Gồm 3 bộ phận chính là nồi nấu (nồi chưng cất), bộ phận sinh hàn ngưng tụ và bộ tủ điện điều khiển. So với nồi chưng cất thông thường, nồi chưng cất tinh dầu có thêm 1 số thiết kế đặc biệt như sau:

– Thiết kế nắp nồi cao hơn, dáng hình chóp, gồm 2 lớp bảo ôn dày chống nóng và mất nhiệt. Cấu tạo này giúp cho hơi thoát ra dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Nắp nồi chưng cất tinh dầu với thiết kế hình chóp

– Thứ 2 là đáy nồi. Tương tự như chỗ xả bỗng của rượu thì đáy nồi của máy chưng cất tinh dầu cũng có cấu tạo để xả nguyên liệu và nước ra ngoài sau khi chưng cất.

– Thứ 3, vỉ nồi hay còn gọi là sọt lưới chứa nguyên liệu. Thay vì thiết kế bằng vỉ ngang thì KAG sẽ thiết kế dạng sọt lưới để đựng được sức chứa nhiều hơn, kích thước lỗ của sọt sẽ được thiết kế phù hợp với từng loại nguyên liệu nhằm giữ nguyên liệu tránh để rơi xuống đáy nồi làm tắc ống dẫn hơi.

Hệ thống sọt lưới chứa nguyên liệu cần chưng cất

– Cuối cùng là ống phân phối hơi: lỗ phân phối hơi bố trí so le thành 2 hàng hướng về phía đáy nồi cất để cho hơi phân phối đều và lổ khỏi bị tắc do nguyên liệu rơi vào. Tổng tiết diện các lổ phân phối hơi bằng 2 lần tiết diện ống phân phối hơi, tiết diện của ống phân phối hơi lấy bằng tiết diện của ống dẫn hơi vào thiết bị và được xác định theo lượng hơi nước cần thiết dùng để chưng cất trong 1 giờ. Tốc độ hơi ở đây thường là 20m/s.

Toàn bộ vật liệu của máy chưng cất tinh dầu là inox bền không gỉ và đảm bảo VSATTP.

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG NỒI CHƯNG CẤT TINH DẦU CÔNG NGHIỆP

Hoạt động dựa trên nguyên lý truyền nhiệt gián tiếp tương tự như nồi nấu rượu. Chưng cất dựa trên nguyên lý lôi cuốn hơi nước. Với thiết kế nồi chưng cất tinh dầu với 3 lớp. Lớp ngoài là bảo ôn chống nóng, lớp giữa là nơi chứa nguyên liệu (dầu) làm nóng, trong cùng là nơi chứa sọt nguyên liệu.

Nguyên liệu được đặt trên vỉ đỡ có khe.  Nước phía dưới được đun nóng, tạo hơi bốc lên đi qua nguyên liệu, lôi cuốn các thành phần trong thực vật, trong đó có tinh dầu. Hơi lôi cuốn được ngưng tụ tại bộ ngưng tụ và trở thành hỗn hợp ngưng tụ. Tinh dầu do nhẹ hơn nên nổi lên trên bề mặt hỗn hợp này.

MÔ TẢ CHI TIẾT NGUYÊN LÝ CHƯNG CẤT TINH DẦU BẰNG NỒI CHƯNG CẤT ĐIỆN KAG

  • Khi tiến hành cấp điện để hoạt động nồi nấu, điện trở trong nồi sẽ hoạt động đun nóng lớp nước (hoặc dung dịch truyền nhiệt) ở khoang giữa, khi nhiệt độ ở khoang giữa tăng lên sẽ truyền nhiệt vào lớp nồi trong cùng, khiến nhiệt độ ở lớp trong cùng chứa nguyên liệu tăng lên. Khi nhiệt độ ở bên trong đủ tới nhiệt độ bay hơi, tinh dầu sẽ bay hơi theo nắp nồi, đi qua ống dẫn hơi, hệ thống ruột gà trong bồn làm lạnh để ngưng tụ thành hỗn hợp tinh dầu.
  • Quá trình cấp nhiệt ở khoang giữa tiến hành liên tục và được kiểm soát bởi tủ điện điều khiển đi kèm theo sản phẩm.
  • Bên thiết bị ngưng tụ luôn, bồn làm lạnh được cấp nước sạch ở nhiệt độ bình thường để tạo điều kiện thuận lợi cho hơi rượu ngưng tụ, lượng nước nóng thải ra được bơm tuần hoàn đẩy quay ngược trở lại bồn cấp nước sạch. Dòng nước ở bồn ngưng tụ được luân chuyển tuần hoàn, đảm bảo nước không bị nóng quá trong quá trình chưng cất.
  • Kết thúc thời gian chưng cất, công nhân tiến hàng xả nguyên liệu (tháo bã) ra ngoài thông qua ống xả ở đáy nồi.

LIÊN HỆ

– Hotline: 0904.68.5252.

– Địa chỉ tham khảo sản phẩm công ty KAG Việt Nam, số 115, ngõ 509, đường Vũ Tông Phan,Thanh Xuân, Hà Nội.

– Email: info@kagvietnam.com

Ngoài nồi chưng cất tinh dầu, chúng tôi còn cung cấp các thiết bị liên quan đến ngành dược liệu như nồi nấu thuốc, nồi nấu cao, cô thuốc, nấu sâm,… hay các thiết bị ngành rượu như nồi nấu rượu, máy lọc rượu, tủ nấu cơm,…